Hệ thống xử lý nước thải giặt là

24/06/2023 847 lượt xem quantri

Lưu lượng: 20 – 100 m3/ ngày

Model:

Hãng: WTVN

Xuất xứ: Việt Nam

Mô tả chung

Hệ thống xử lý nước thải từ các xưởng giặt là, với cơ chế xử lý hóa lý. Nước thải sau xử lý đáp ứng QCVN 40:2011, có thể tái sử dụng hoặc xả thải

Chi tiết sản phẩm

I. TỔNG QUAN HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI GIẶT LÀ

+ Thông tin thiết kế:

Do sự đa dạng của sản phẩm nên thành phần và tính chất nước thải giặt là cũng như nước thải của sản xuất của ngành giặt tẩy, giặt là công nghiệp, nước thải từ máy giặt công nghiệp cũng hết sức phức tạp. Nước thải ngành giặt tẩy có chứa các chất ô nhiễm có nguồn gốc từ xà phòng, sô đa, các chất tẩy để loại bỏ dầu mỡ, các chất bẩn bám trên quần áo,… Khi lượng nước thải này không được xử lý, thải trực tiếp thải vào nguồn tiếp nhận, sẽ làm ô nhiễm nguồn nước, làm nước có màu và mùi khó chịu, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật khu vực đó, gây ô nhiễm đất và ảnh hưởng tới nước ngầm.

>>>Xem thêm :

Nồng độ ô nhiễm đặc trưng của nước thải giặt tẩy được thể hiện trong bảng sau:

TT Chỉ tiêu Đơn vị Đầu vào QCVN 40:2011/BTNMT – Cột B
1 pH 5 – 12 5.5 – 9
2 BOD5 Mg/l 120 50
3 COD Mg/l 250 150
4 SS Mg/l 200 100
5 Độ mầu Pt.Co 80 150

+ Quy mô trạm xử lý nước thải

  • Công suất trung bình: 50 m3/ ngày
  • Thời gian hoạt động trong ngày: 20 giờ
  • Công suất tính toán: 5 m3/ giờ

II. YÊU CẦU KỸ THUẬT CỦA TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Các yêu cầu kỹ thuật xây dựng cho hệ thống xử lý nước thải như sau:

  • Công suất hệ thống XLNT:  50 (m3/ ngày), trung bình 5 m3/ giờ
  • Xử lý hoàn toàn triệt để các chất ô nhiễm có trong nước thải và nước thải sau xử lý đạt QCVN 40: 2011/BTNMT cột B.
  • Nước thải sau xử lý có thể xả ra các kênh thoát nước theo yêu cầu của Pháp luật, hoặc hệ thống thoát nước mư, nước thải chung, hoặc theo các yêu cầu riêng của địa phương.

III. ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI

  1. Phương án công nghệ xử lý nước thải

Theo kinh nghiệm của đơn vị tư vấn cũng như hiện trạng các hệ thống xử lý nước thải giặt là đã xây dựng cho các xưởng giặt là trên toàn quốc, để xử lý triệt để nước thải cần phải thu gom và tách riêng nước thải sản xuất từ xưởng giặt là so với nước thải sinh hoạt trong trạm. Có như vậy hệ thống mới có thể hoạt động ổn định, bởi bản chất hai loại nước thải này có công nghệ xử lý khác biệt nhau hoàn toàn.

  • Đánh giá chung: Để xử lý nước thải của nhà máy, cần thực hiện các công đoạn sau:
    • Tách riêng hệ thống thu gom nước thải sản xuất và nước thải sinh  hoạt.
    • Xử lý sơ bộ nước thải sản xuất bằng phương pháp hóa lý
    • Xử lý hỗn hợp nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học và khử trùng.
  • Nước thải đầu ra được thiết kế đáp ứng mức B theo QCVN 40:2011, theo yêu cầu của pháp luật. Tuy nhiên nếu Khu công nghiệp, hoặc chính quyền địa phương có yêu cầu xử lý đáp ứng đến mức A, cần phải bổ sung một số quy trình theo đề xuất này.
  • Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải giặt là được thể hiện dưới hình sau:

Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải

Mô tả:

  • Nước thải sản xuất: 50 m3/ ngày đêm.

Nước thải sản xuất thu gom từ các công đoạn sản xuất được dẫn vào bể thu gom. Trước khi vào bể thu gom, nước thải được tách rác qua 2 song chắn rác thủ công, kích cỡ khe tách rác lần lượt là 10mm và 5mm nhằm tách bỏ các tạp chất rắn như nilon, tơ sợi.

Dung tích bể điều hòa và tách cặn, tách rác: 25 m3.

Dung tích bể chứa bùn hợp khối: 10 m3. Toàn bộ bể xây dựng bằng bê tông cốt thép và đặt ngầm.

Từ bể thu gom, nước thải được bơm lên cụm thiết bị xử lý hóa lý bao gồm các công đoạn xử lý chính:

  • Trung hòa nồng độ pH trong nước thải.
  • Phản ứng với PAC – Hợp chất keo tụ
  • Phản ứng với PAA – Hợp chất keo tụ bổ sung, xử lý mầu, cặn nhỏ.

Ba công đoạn xử lý được tích hợp trong 01 thiết bị phản ứng Flocculator, với 02 khoang và 02 máy khuấy với tốc độ vòng quay lần lượt là 20 vòng/ phút và 15 vòng / phút.

Thiết bị được thiết kế và chế tạo sẵn bằng thép sơn phủ Epoxy hai lớp chống ăn mòn.

Sau khi phản ứng hóa chất, nước thải chứa các bông cặn lơ lửng được dẫn qua thiết bị lắng Lamella.

Tương tự với thiết bị Flocculator, Bể Lamella được chế tạo sẵn bằng thép sơn phủ Epoxy hai lớp chống ăn mòn. Bể Lamella có cấu tạo đặc biệt, phía trong đặt các tấm lắng nghiêng 60o. Các tấm lắng nghiêng có tác dụng ổn định dòng chảy, tạo hiện tượng chảy tầng trong các ống lắng, giúp cho quá trình lắng diễn ra nhanh chóng, hiệu suất lắng cao.

Đây là thiết bị quan trọng nhất, có vai trò quyết định đối với sự thành công của quá trình xử lý nước thải trong nhà máy giặt là. Trước đây, công nghệ này hoàn toàn nhập khẩu với giá thành cao. Hiện nay, cùng với quá trình phát triển, Việt Nam đã hoàn toàn chủ động trong việc thiết kế và chế tạo thiết bị công nghệ này. Do vậy giá thành đã giảm đi đáng kể, giúp tăng hiệu quả cho chủ đầu tư.

Mô hình thiết bị hợp khối Flocculator – Lamella được thể hiện dưới hình ảnh sau:

Sơ đồ nguyên lý thiết bị hợp khối Floc – Lamella

Thiết bị phản ứng hóa lý chế tạo sẵn

Từ cụm thiết bị hóa lý, nước thải đã được tách phần lớn các chất ô nhiễm, tuy nhiên để đủ điều kiện xả ra môi trường, vẫn cần có một khâu xử lý tiếp theo để tách các chất ô nhiễm đó ra khỏi nước một cách triệt để, đáp ứng các yêu cầu xả thải hoặc tái sử dụng nước trong các quy trình sản xuất.

Trước tiên, nước thải được thu gom vào bể trung gian. Bể trung gian xây dựng bằng bê tông cốt thép, hợp khối với bể điều hòa và bể chứa bùn.

Dung tích bể trung gian đủ để lưu nước trong 1 giờ tương ứng V = 5m3.

Từ bể trung gian, nước được bơm lên 2 cột lọc Cát và Than hoạt tính nối tiếp nhau. Với lưu lượng lọc 5 m3/ giờ, vỏ bồn lọc được chế tạo bằng vật liệu FRP giúp giảm chi phí đầu tư, cột lọc lắp đặt các van điều hướng cho các quá trình Lọc, Rửa lọc và xả nước lọc đầu.

Cấu tạo thiết bị lọc như hình sau:

Sau khi qua bồn lọc cát và lọc than hoạt tính, nước thải được dẫn về bể khử trùng, tại đây nước được châm hóa chất khử trùng Chlo – Javen để khử trùng nước thải trước khi xả ra ngoài hoặc tái sử dụng.

Bể khử trùng được xây dựng bằng bê tông cốt thép hợp khối với bể điều hòa. Dung tích bể khử trùng: 2,5 m3.

Nước thải sau xử lý có các chỉ tiêu đáp ứng xả thải ra môi trường (B/QCVN 40:2011) hoặc tái sử dụng cho một số công đoạn sản xuất

  1. Phương án xây dựng:

Các hạng mục bể xử lý được thiết kế xây dựng bằng các cấu kiện bê tông cốt thép và các vật liệu sẵn có trên thị trường phù hợp với các tiêu chuẩn Việt Nam. Các hạng mục xây dựng đảm bảo bền và phù hợp để chứa các nước thải có tính xâm thực.

  1. Phương án Thiết bị:

Thiết bị xử lý nước thải là các thiết bị chuyên nghành, làm việc ở điều kiện khắc nghiệt, môi trường ăn mòn cao. Do vậy các hạng mục thiết bị phải được phân loại, lựa chọn, đánh giá kỹ lưỡng trên các phương diện như công suất, tuổi thọ, độ bền hóa lý và các tính năng kỹ thuật vượt trội. Trên cơ sở đó có hướng chọn các hãng sản xuất sao cho phù hợp với Hệ thống xử lý nước thải bảo đảm đúng, hoạt động ổn định và giá cả hợp lý. Do vậy phương lựa chọn là:

Thiết bị phản ứng hóa lý: Thiết bị chế tạo sẵn bằng thép sơn Epoxy hai lớp chống gỉ.

Lựa chọn những nhà cung cấp hệ thông xử lý nước thải giặt là có thương hiệu uy tín ở trong nước để sản xuất các thiết bị mà trong nước có khả năng sản xuất để giảm chi phí đầu tư.

  1. Phương án vận hành:

Đơn giản, dễ dàng cho người sử dụng, dễ dàng kiểm soát tình trạng hoạt động của thiết bị. Tính linh hoạt cao dễ dàng lựa chọn phương án vận hành như vận hành tự động hoặc vận hành bán tự động.

 

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ Hotline: 0985 42 12 42.

24/06/2023 847 lượt xem quantri