Hệ thống xử lý nước thải ngành hóa chất, mực in

25/07/2023 543 lượt xem quantri
Nước thải công nghiệp ngành Hóa Chất, Mực in đang là vấn nạn lớn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tuy nhiên, Các doanh nghiệp chưa nhận thức được tầm quan trọng của nước thải đối với môi trường hoặc vẫn biết nhưng chưa có biện pháp xử lý hiệu quả!
Nước thải có độ màu cao, nguồn gốc từ màu mực để in ấn sản phẩm hàm lượng SS, COD, BOD rất cao, pH không ổn định, độ màu, độ đục. Gây màu cho nguồn tiếp nhận, ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của các loài thực vật thủy sinh, ảnh hưởng tới cảnh quan môi trường.
– Hố Thu gom: Nước thải mực in, hóa chất từ các công đoạn sản xuất được đưa về hố thu gom. Tại Hố Thu Hóa chất NaOH/acid được châm vào để ổn định pH, một phần nhờ song chắn rác sẽ giữ lại các cặn rác thô có trong nước thải để tránh tắt nghẽn các thiết bị xử lý nước thải về sau.
– Bể Keo Tụ: Nước thải được bơm lên bể keo tụ, tại bể keo tụ, phèn PAC sẽ được bơm định lượng vào nhằm tạo phản ứng, xảy ra quá trình keo tụ, liên kết các hạt chất bẩn thành dạng huyền phù.
– Bể Tạo Bông: Tiếp theo được vào bể tạo bông, hóa chất polymer được châm vào nhờ bơm định lượng hóa chất, các bông cặn hình thành sẽ liên kết với nhau thành khối lớn hơn nhờ hóa chất này nhằm tăng hiệu quả xử lý cặn lơ lửng.
– Bể Lắng 1 ( Bể lắng bùn hóa lý): lắng và tách các bông bùn ra khỏi nước thải, bùn này là bùn hóa lý, được thu gom và xử lý riêng.
– Bể Điều hòa: Do tính chất của nước thải thay đổi theo từng giờ sản xuất và phụ thuộc nhiều vào loại nước thải của nhà máy, vì vậy cần thiết xây dựng Bể điều hòa. Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa nước thải về lưu lượng và nồng độ, làm giảm kích thước và tạo chế độ làm việc ổn định cho các công trình phía sau, tránh hiện tượng quá tải.
– Bể Xử Lý Hiếu Khí: Bể có nhiệm vụ xử lý triệt để các chất hữu cơ còn lại trong nước. Trong bể bùn hoạt tính diễn ra quá trình oxy hóa sinh hóa các chất hữu cơ hòa tan và dạng keo trong nước thải dưới sự tham gia của vi sinh vật hiếu khí. Trong bể có hệ thống sục khí trên khắp diện tích bể nhằm cung cấp ôxy, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hiếu khí sống, phát triển và phân giải các chất ô nhiễm. Vi sinh vật hiếu khí sẽ tiêu thụ các chất hữu cơ dạng keo và hòa tan có trong nước để sinh trưởng. Vi sinh vật phát triển thành quần thể dạng bông bùn dễ lắng gọi là bùn hoạt tính.
– Bể Lắng 2 ( Bể Lắng Bùn sinh học): Hỗn hợp nước và bùn hoạt tính hình thành từ bể sinh học hiếu khí được dẫn đến Bể lắng 2. Nước thải sau xử lý sinh học có mang theo bùn hoạt tính cần phải loại bỏ trước khi đến các công trình xử lý tiếp theo, vì vậy Bể lắng 2 có nhiệm vụ lắng và tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải. Tại đây nước được đưa vào ống trung tâm đi xuống đáy bể và đi ngược trở lên và được thu vào máng thu. Phần bùn được lắng xuống đáy bể. Lượng bùn dư sẽ được bơm sang bể chứa bùn sinh học chờ xử lý.
– Bể Khử trùng:  Nhờ hóa chất khử trùng được châm vào nhằm tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh như E.coli, coliform có trong nước thải nhằm đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường theo quy định.

>>>Xem thêm: Xử lý nước thải chế biến thủy sản
Công nghệ xử lý nước thải ngành tái chế giấy

25/07/2023 543 lượt xem quantri

Có thể bạn quan tâm