Các phương án xử lý nước thải của nhà máy chế biến thủy hải sản

22/06/2023 338 lượt xem quantri
Để xử lý nước thải của nhà máy chế biến thủy hải sản chúng tôi gợi í đưa ra các phương án để xử lý.

 Phương án 1

Hình 4.1: Sơ đồ công nghệ phương án 1
Thuyết minh quy trình công nghệ
Nước thải qua song chắn rác được tách bỏ một phần rác có kích thước lớn, rác từ đây được thu đem làm thức ăn cho gia  súc, chôn  lấp. Nước thải chảy qua bể lắng cát để lắng bớt cát hạt cát có kích thước lớn. Nước thải được lấy qua máng thu và bơm lên bể điều hòa, có gắn hệ thống thổi khí để ổn định lưu lượng và nồng độ. Lượng cát lắng ở bể lắng cát  được đưa qua sân phơi cát để làm khô cát sử dụng cho mục đích xây dựng hay san lấp đường.
Trước khi đến công trình xử lý chính (bể Aeroten), nước được đưa đến bể lắng đứng kết hợp đông tụ sinh học để tiến hành làm thoáng sơ bộ giúp việc giảm một phần các hợp chất hữu cơ và lắng các thành phần lơ lửng. Nước thải có thành phần hữu cơ giảm đáng kể được đưa đến bể lắng II để lắng bùn (vi sinh vật). Bùn lắng ở bể lắng II được tuần hoàn lại bể aerboten và bể đông tụ sinh học. Nước sau lắng II thỏa điều kiện thải ra nguồn tiếp nhận. Bùn được ổn định tại bể sinh học hiếub khí, ở đây, một phần  nước được tách khỏi bùn và được dẫn trở lại bể điều hòa. Trước khi đem bùn đi đổ bỏ, bùn được giảm ẩm đáng kể tại máy ép bùn .
Ưu điểm
– Chiếm diện tích xây dựng nhỏ hơn bởi số lượng công trình ít (giảm bớt 1 công trình xử lý sinh học chính l bể kị khí, thêm vào đó xử lý sơ bộ tại bể lắng I trước Aeroten).
– Ít nhạy cảm với các hợp chất gây ức chế.
– Chi phí năng lượng cao hơn.
Nhược điểm
– Xây dựng và quản lý phức tạp.
– Đòi hỏi người quản lý có chuyên môn cao.
– Chi phí vận hành cao vì cần nhiều máy thổi khí nên tốn nhiều năng lượng.
– Khử nitơ chưa triệt để. Dễ bị tắt nghẽn ở bể lọc sinh học.

Phương án 2

Hình 4.2: Sơ đồ công nghệ phương án 2
Thuyết minh quy trình công nghệ
Nước thải qua song chắn rác được tách bỏ một phần rác có kích thước lớn, rác từ đây được  thu đem chôn lấp, thải bỏ. Nước thải chảy qua  bể lắng cát. Nước thải được lấy qua máng thu và bơm lên bể điều hòa, có gắn hệ thống thổi khí để ổn định lưu lượng và nồng độ. Sau đó, nước thải được bơm đến bể lắng 1, được sử dụng là bể lắng đứng để tách một phần chất hữu cơ dễ lắng. Bùn thu được tại đây là dạng bùn tươi, được  bơm về  bể chứa bùn. Nước được tiếp tục đưa qua bể UASB ( Tham khảo: Bể lọc ngược qua tầng bùn kỵ khí (bể UASB) ), sau công trình này  nước được đưa qua bể lọc sinh học cao tải. Nước thu được cho chảy qua bể lắng đợt 2, sau đó khử trùng bằng clo trước khi đưa ra ra nguồn tiếp nhận.
Bùn dư được thu tại bể chứa bùn, đem nén bùn để giảm độ ẩm, rồi đưa qua sân phơi bùn để tiếp tục làm giảm bớt lượng nước. Bùn sau khi xử lý được đem chôn lấp hoặc sử dụng để bón cho cây trồng. Nước từ bể nén bùn được tuần hoàn về bể điều hòa để tiếp tục tham gia quá trình xử lý.
Ưu điểm
– Vận hành tương đối đơn giản.
– Phù hợp cho các loại nước thải có hàm lượng COD từ thấp đến cao.
– Xử Nồng độ cặn khô từ 15%-25%.
Khuyết điểm
– Không phù hợp với nước thải có SS cao.
– Dễ bị bít kín ở bể lọc sinh học cao tải.
– Phải sử dụng nơi có nhiều đất thường là vùng nông thôn, thị trấn.
– Có sử dụng polymer châm vào để tăng khả năng tách nước.
– Hoạt động phụ thuộc vào điều kiện thờbi tiết và khí hậu.
– Cần có lao động thủ công để xúc bùn khô từ sân phơi bùn lên xe tải.
– Thời gian làm khô bùn dài.

Phương án 3

Hinh 4.3: Sơ đồ công nghệ phương án 3
Thuyết minh quy trình công nghệ
Nước qua song chắn rác được đưa đến bể UASB tương tự như ở phương án 2. Nước sau khi qua công trình này tiếp tục được xử lý hiếu khí tại aerotank, rồi chảy tràn qua bể lắng đợt 2. Bùn thu được từ bể lắng đợt 2 là bùn hoạt tính, một phần được bơm tuần hoàn lại bể aerotank, phần còn  lại được bơm qua bể chưa bùn tiếp tục xử lý. Nước được khử trùng bằng Clo, đạt TCVN 5945- 2005 cột B trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
Bùn thải ra ở bể lắng 1, bể UASB, bể lắng 2 sẽ được bơm qua bể  nén bùn để tách ẩm, giúp giảm tải lượng đáng kể. Lượng bùn sau đó được đưa qua máy ép bùn để có thể tách nước tới mức tối đa, lượng bùn sau khi ép có thể sử dụng bón cho cây trồng hoặc đem chôn lấp. Nước ép thu từ bể nén bùn, máy ép bùn được tuần hoàn lại bể điều hòa để tiếp tục xử lý.
Ưu điểm
– Thường được sử dụng, do nó phù hợp với điều kiện khí hậu ở các nước nhiệt đới.
– Vận hành tương đối đơn giản.
– Phù hợp cho các loại nước thải có hàm lượng COD từ thấp đến cao.
– Những năm gần đây UASB được ứng dụng rộng rãi hơn các công nghệ khác do nguyên lý quá trình được xem là thuận tiện và đơn giản nhất, những hạn chế trong quá trình vận hành UASB có thể dễ dàng khắc phục bằng các phương pháp xử lý sơ bộ. Tính kinh tế cũng là một ưu điểm của UASB.
– Chi phí đầu tư thấp
– Nồng độ cặn khô từ 20%-30%
– Không sử dụng hóa chất
Khuyết điểm
– Rất nhạy cảm với các hợp chất gây ức chế.
– Thời gian vận hành khởi động dài (3 – 4 tháng).
– Trong một số trường hợp cần xử lý thứ cấp để giảm sự sinh mùi.
– Thời gian làm khô bùn dài.
– Hoạt động không phụ thuộc vào điều kiện môi trường và thời tiết.
– Tuy nhiên những mặt hạn chế này dễ khắc phục. Xử lý sơ bộ tốt sẽ đảm bảo được môi trường sinh trưởng thuận lợi cho vi sinh vật kỵ khí. Nếu cấy vi khuẩn tạo acid và vi khuẩn tạo methane trước (phân trâu bò tươi) với nồng độ thích hợp và vận hành với chế độ thủy lực 1/2 công suất thiết kế thì thời gian khởi động có thể rút ngắn xuống từ 2-3 tuần.
Kết luận
Tóm lại, qua ba phương án xử lý nước thải chế biến thủy hải sản, các cơ sở sản xuất có thể lựa chọn phương án để xử lý nước thải phù hợp nhất. Tuy nhiên nhìn nhận những ưu, nhược điểm và sự phù hợp với điều kiện khí hậu cũng như các vấn đề liên quan tại Việt Nam, chúng tôi đưa ra giải pháp tốt nhất để tiến hành tính toán và thiết kế hệ thống xử lý là phương án 3
– Phù hợp với điều kiện khí hậu ở Việt Nam.:;
– Vận hành tương đối đơn giản.
– Không xử dụng nhiều hóa chất trong quá trình vận hành.
– Chi phí vận hành thấp.
– Không phải bị tắt nghẽn hệ thống xử lý như 2 phương án, và phương án 1. Bên cạnh đó không phải tốn chi phí cho việc mua các loại vật liệu lọc.
22/06/2023 338 lượt xem quantri