Vị trí đặt bể tự hoại và công thức tính dung tích chính xác nhất

22/06/2023 986 lượt xem quantri

VỊ TRÍ ĐẶT BỂ TỰ HOẠI

Vị trí bể tự hoại có thể đặt trong nhà dưới khu vệ sinh hoặc ngoài nhà. (Ở đầu hồi hay sân nhà cách xa nhà 3-5 m )
Bố trí vị trí bể tự hoại đặt ngoài nhà có những ưu điểm là việc bảo trì, bảo dưỡng thuận lợi và có thể xây sau khi xây nhà đã xong. Do bể tự hoại không đặt trong nhà nên khi bị rò rỉ không ảnh hưởng tới kết câu của ngôi nhà.
Bên cạnh những ưu điểm thì cũng không tránh khỏi những nhược điểm khi vị trí bể tự hoại đặt ngoài nhà. Là đường ống thoát nước thông với bể tự hoại sẽ dài hơn các khớp nối sẽ nhiều hơn, nên hay xảy ra hiện tượng nghẹt ống.
Bố trí vị trí bể tự hoại trong nhà có ưu điểm là giá thành xây dựng rẻ vì có thể lợi dụng được được kết cấu tường nhà móng nhà, đỡ tốn ống và ít bị tắc (do nước chảy trực tiếp xuống bể, không phải đi quanh co) điều kiện làm việc tốt hơn (nhiệt độ nước thải ổn định và cao hơn nên hiệu quả phân hủy cặn là tốt hơn.

Vị trí bể tự hoại – Mặt cắt ngang

Tuy nhiên bố trí vị trí bể tự hoại trong nhà có nhược điểm là không tiện cho thi công (phải xây xong bể mới xây được các tầng cao và khi bể bị rò rỉ (do thi công, kết cấu không tốt) thì sẽ ảnh hưởng đến kết cấu bền vững của ngôi nhà (nhà bị lún không đều tường móng bị ăn mòn).
Nếu bố trí vị trí bể tự hoại trong nhà theo kinh nghiệm của chúng tôi thì nên bố trí dưới gầm cầu thang là tiện lợi nhất cho việc bảo trì, bảo dưỡng và tại đây khoảng không cần cho độ dốc của các ống nước vào bể sẽ ít nhất.

Vị trí bể tự hoại dưới gầm cầu thang trong nhà

Thiết kế và tính toán bể tự hoại như thế nào mới hợp lý, đảm bảo được dung tích chứa của bể, đảm bảo được nhu cầu sử dụng cho gia đình hay một công trình xây dựng, để làm được điều đó thì ta sẽ có công thức tính thể tích bể tự hoại.
Dưới đây là công thức tính thể tích bể tự hoại và một ví dụ tính dung tích bề tự hoại trung tâm dùng cho 350 người.

CÔNG THỨC TÍNH DUNG TÍCH BỂ TỰ HOẠI TRUNG TÂM

W=Wn+Wc
Wn: thể tích nước thải vào bể tự hoại trong một ngày (80% lượng nước cấp trong 1 ngày.)

Wc: Thể tích cặn của bể tự hoại.
Wc= (a*T*(100-W1)*b*c)*N/((100-W2)*1000), m3
a: lượng cặn trung bình một người thải ra trong một ngày đêm
T: thời gian giữa hai lần lấy cặn. T=180 ngày
W1, W2: độ ẩm cặn tươi khi vào bể và khi lên men. W1=95%, W2=90%
b: hệ số làm giảm thể tích cặn khi lên men. B=0.7 (giảm 30%)
c: hệ số giữ lại một phần cặn khi hút, để giữ lại vi sinh vật. C=1.15 (giữ lại 15%)
N: số người mà bể tự hoại phục vụ

Công thức tính toán dung tích bể tự hoại – Bản vẽ thiết kế bể tự ho
Ví dụ tính dung tích bể tự hoại trung tâm dành cho 350 người.
Wn =  0.8*15.75 = 13 m3
Wc = (0.5*180*(100-0.95)*0.7*1.15)*(350)/((100-0.9)*1000) = 25 m3
= 13 + 25 = 38 m3

>>>Xem thêm: Tính toán thiết kế và vận hành bể tự hoại (SEPTIC)
Công nghệ xử lý phân bùn bể tự hoại

Đây chỉ là một ví dụ đơn giản và để tính được dung tích của bể tự hoại thì cũng rất cần nhiều giai đoạn và kinh nghiệm tính toán. Để biết nguyên lý hoạt động của bể tự hoại như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết Nguyên lý hoạt động của bể tự hoại

22/06/2023 986 lượt xem quantri