Vai Trò Của Nhà Máy Xử Lý Nước Thải

04/08/2023 798 lượt xem quantri

“Nước thải nhiễm bẩn làm sao sử dụng”, đây là những thắc mắc của khá nhiều người. Khái niệm nước thải vô hình chung khiến nhiều người e dè và tỏ ra thận trọng khi tái sử dụng nguồn nước này.

Qua đó, theo các quy định cùng văn bản pháp luật của Chính phủ khuyến khích người dân tái sử dụng nguồn nước thải đặc biệt là ngành nông nghiệp. Trong đó sử dụng nguồn nước mưa được xem là nguồn tài nguyên thiên nhiên phải được thu gom, tái chế, xử lý nước thải để tái sử dụng trong các hoạt động tưới tiêu, rửa thiết bị, tưới cây,… giảm chi phí và khai thác nguồn nước ngầm cũng như hạn chế tình trạng ngập nước, thủy triều dâng tại các thành phố lớn.

Thực trạng của các nhà máy xử lý nước thải hiện nay

Một trong những thành phần không thiếu trong toàn bộ cấu trúc của nhà máy xử lý là các công nghệ, hệ thống máy móc và thiết bị hỗ trợ vận hành và đảm bảo quá trình hoạt động hiệu quả. Nhà máy xử lý nước thải có chức năng tái sử dụng nguồn nước sau xử lý và sử dụng các thành phần ô nhiễm như bùn dư, vi sinh làm phân bón, chất dinh dưỡng trong sản xuất nông nghiệp.
Theo Bộ xây dựng, có khoảng 40 nhà máy xử lý nước thải ở đô thị trên cả nước nhưng nước thải vẫn giữ nguyên hiện trạng giống như chưa hề xử lý. Các thông kê cho thấy chỉ có chưa đến 13% nước thải đô thị là được xử lý đạt chuẩn.
Ngay tại thủ đô Hà Nội, với 6 nhà máy xử lý nước thải đã đi vào hoạt động bao gồm: Trúc Bạch (công suất 2.300 m3/ngày đêm), Kim Liên (công suất 3.700 m3/ngày đêm), Yên Sở (công suất 200.000 m3/ngày đêm), Hồ Tây (15.000 m3/ngày đêm), Bắc Thăng Long – Vân Trì (42.000 m3/ngày đêm), Bảy Mẫu (công suất 13.300 m3/ngày đêm). Tổng công suất gần 280.000 m3, thế nhưng lại có đến 78% lượng nước thải được xả thẳng trực tiếp ra môi trường.
Trên cả nước ta hiện nay, có khoảng 75% là nước thải tại các khu công nghiệp; tại các làng nghề, cơ sở y tế với tổng lượng nước thải 125.000 m3 cùng 3 triệu m3 nước thải ở các đô thị chưa được xử lý. Chính vì thế, các nhà máy xử lý nước thải hiện nay là chưa đủ, chưa thể đáp ứng được lưu lượng xả thải của người dân cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nhu cầu  cấp thiết là cần hơn một “nhà máy xử lý nước thải”

Xử lý nước thải tập trung được xem là cuộc cách mạng về xử lý môi trường vừa xử lý triệt để nguồn gây ô nhiễm vừa chạy theo tốc độ đô thị hóa làm thay đổi suy nghĩ truyền thống để áp dụng công nghệ xử lý mới nhất vừa vận hành đơn giản, dễ dàng vừa tiết kiệm thời gian tối ưu.
Nước thải có sử dụng được không? Tại nhiều nước trên thế giới, nước thải được xem là nguồn nguyên liệu quý giá. Sở dĩ nước thải có vai trò quan trọng vì chúng có thể được chiết xuất dựa vào các thành phần tồn tại trong nguồn nước được tái sử dụng làm phân bón, thức ăn, trồng cây,…Tác dụng của nguồn nước thải sau xử lý:
  • Với phân bón lại là nguồn chất dinh dưỡng dồi dào giữ vai trò không nhỏ trong sự phát triển của cây trồng.
  • Cho đến nay, nguồn nước thải sau xử lý được sử dụng rộng rãi cho tưới tiêu, đóng góp không nhỏ đến vùng cây xanh đô thị, sử dụng trong chế biến thủy hải sản, phục vụ quá trình sản xuất công nghiệp.
  • Nhờ nâng cao hiệu suất xử lý, chiết xuất thêm nhiều chất và tạo ra nguồn năng lượng lớn trong quá trình xử lý nước thải nhờ vậy mà giảm được lượng lớn khí thải độc hại ảnh hưởng đến hệ khí quyển và chất lượng không khí tự nhiên.
​Thế nhưng, nhìn vào tình trạng thực tế ở nước ta, liệu các nhà máy xử lý nước thải có đáp ứng được lưu lượng xả thải khổng lồ này hay không? Giải pháp nào để giải quyết các tình trạng gây ô nhiễm môi trường này? Liệu nhà nước có nên tiếp tục đầu tư xử lý nước thải bằng cách xây dựng các nhà máy nữa hay không?
Đã có rất nhiều quy định được đề cập trong bọ luật tài nguyên nước, để mô hình chung đưa tất cả các hoạt động, dịch vụ,…phát sinh nước thải ô nhiễm: khu công nghiêp, khu đô thị, cơ sở sản xuất – kinh doanh,…phải xử lý nước thải đạt chuẩn trước khi xả thải. Đây có thể là giải pháp tối ưu nhất – giải pháp đưa các doanh nghiệp, cơ sở phát sinh nước thải trở thành một nhà máy xử lý nước thải.
04/08/2023 798 lượt xem quantri