VI EN

Thiết bị nâng hạ kiểu xi lanh thủy lực

Lưu lượng:

Model:

Hãng: Westerntech Việt Nam

Xuất xứ: Asia, G7, Việt nam


Mô tả chung
Thiết bị nâng hạ kiểu Xi lanh thủy lực ứng dụng nâng hạ các loại cửa van phẳng, van cung kích thước lớn, hiệu suất cao. Liên hệ 0967608585

Chi tiết sản phẩm

Máy đóng mở kiểu xilanh thuỷ lực (Hydraulic operating cylinder)

Cụm thiết bị đồng bộ bao gồm xi lanh, đường ống áp lực, thùng dầu, trạm nguồn thủy lực, các thiết bị điều khiển và các thiết bị phụ trợ nhằm thực hiện việc đóng mở cửa van
Toàn bộ khung đỡ bệ máy sẽ được chế tạo sẵn tại xưởng, còn phần đặt sẵn trong bê tông bên nhà thầu xây dựng sẽ làm

Thông số xilanh
·        Lực nâng xilanh 5 - 25T; Hành trình đóng mở 1 - 6 m

Vật liệu
·        Khung đỡ bệ máy được chế tạo từ thép Q345B;
·        Trục nối được chế tạo từ thép C45
·        Trạm nguồn và tủ điện đồng bộ cùng xilanh

Sơ đồ

Sơ đồ đóng mở cửa van phẳng và cửa van cung

 

CHÚ THÍCH:
1) Xi lanh đóng mở cửa van phẳng;
4) Cửa van phẳng.


Cấu tạo thiết bị

Máy bơm chính (Master pump)
Thiết bị dùng để bơm chất lỏng vào đường ống áp suất cao, tạo lực đẩy pít tông chuyển động trong xi lanh. Bơm được dẫn động bằng động cơ điện.

Bơm tay (Hand pump)
Bơm chất lỏng vào đường ống được dẫn động bằng tay.

Tuy ô thủy lực (Hydraulics hose)
Bộ phận nối các đường ống dẫn chất lỏng, bảo đảm cho chất lỏng chuyển động liên tục.

Van an toàn (Safety valve)
Thiết bị có thể điều chỉnh áp suất chất lỏng trong hệ thống không vượt quá áp suất cho phép định trước.

Van một chiều (One-way valve)
Van chỉ cho dòng chất lỏng chuyển động theo một chiều nhất định.

Van phân phối (Distributing valve)
Bộ phận dùng để đổi nhánh dòng chất lỏng ở các nút của lưới đường ống và phân phối vào các đường ống theo quy luật nhất định, nhằm thực hiện đổi chiều chuyển động của pitông trong xi lanh.

Van tay (Manually operated valve)
Van điều khiển bằng tay.

Thùng dầu (Oil cask)
Bộ phận chứa chất lỏng công tác để bảo đảm cung cấp đủ lưu lượng dầu làm việc, thu hồi, lọc sạch và làm mát nó trong quá trình hoạt động của hệ thống.

Áp suất làm việc (Operating pressure)
Áp suất chất lỏng cho phép của loại bơm và xi lanh, đường ống do nhà chế tạo cung cấp bảo đảm an toàn cho hệ thống xi lanh thủy lực khi làm việc.

Áp suất cho phép (Allowance pressure)
Áp suất định mức và phụ thuộc vào nhà chế tạo đã định trước cho bơm, đường ống, phần tử trong hệ thống.

Van tiết lưu (Throttle)
Bộ phận dùng để điều chỉnh hay hạn chế lưu lượng chất lỏng trong hệ thống bằng cách gây sức cản đối với dòng chảy.

Bộ điều tốc (Speed governor)
Bộ phận kết hợp giữa van tiết lưu và van điều áp nhằm ổn định lưu lượng của động cơ thủy lực khi phụ tải thay đổi.

Ống dẫn (Pipe line)
Các đường ống dẫn chất lỏng có áp trong hệ thống thủy lực.

Bộ lọc dầu (Oil filter)
Bộ phận làm ngăn cản các chất bẩn của dầu không để chảy vào các bộ công tác và hồi về bể dầu nhằm bảo đảm cho hệ thống thuỷ lực làm việc bình thường.

Áp kế (Manometer)
Đồng hồ báo chỉ số giá trị áp suất dầu trong đường ống.

Cảm biến hành trình (Odometer sensor)
Bộ phận xác định hành trình làm việc của xi lanh thủy lực tại thời điểm tương ứng độ mở của cửa van.

Nhiệt kế dầu  (Oil thermometer)
Thiết bị đo nhiệt độ dầu.



Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ Hotline: 0967 608 585.
Thiết bị thuỷ lực nâng hạ cửa van được hiểu là hệ thống thuỷ lực. Hệ thống này bao gồm bốn cụm thiết bị chính: Trạm nguồn, xi lanh thuỷ lực, các thiết bị điều khiển và hệ thống đường ống. Cho đến nay chưa có sự thống nhất về tên gọi nên thiết bị thuỷ lực nâng hạ cửa van được đặt tên khác nhau như xi lanh thuỷ lực, máy đóng mở thuỷ lực, hệ thống thuỷ lực đóng mở cửa van, v.v. Vì vậy, thực tế đã có trường hợp do tranh luận về tên gọi thiết bị thuỷ lực cho một công trình, các tranh chấp liên quan đến phạm vi cung cấp thiết bị, đã tốn phí vô ích vì phải tổ chức nhiều cuộc họp và đi lại rất tốn kém, kéo dài thời gian thực hiện dự án.

Đặc tính quan trọng trong thuỷ lực học là áp suất, thường thì áp suất p đối với xi lanh thuỷ lực, bơm và động cơ thuỷ lực p = 30 ÷ 400 bar. Để tính chọn xi lanh thuỷ lực, trạm nguồn và các phần tử khác, trước hết phải chọn áp suất làm việc của hệ thống, thông thường chọn áp suất làm việc của xi lanh thuỷ lực từ 100 ÷ 200 bar (chọn các áp suất khác ngoài dải áp suất trên sẽ khó khăn trong việc lựa chọn thiết bị điều khiển đi kèm hệ thống và làm tăng chi phí công trình); tính tổng lực tác động lên cửa van (bao gồm áp lực nước, trọng lượng cửa van, v.v.); tính diện tích làm việc của piston thuỷ lực và cần piston; sau đó tính kiểm tra lại về vị trí góc đặt xi lanh, độ chịu võng, chịu uốn, v.v.; bước tính chọn phải được thực hiện đầy đủ đối với các phần tử trong bốn cụm thiết bị chính; dựa trên kết quả tính toán lập mô phỏng để kiểm tra lại. Qua thực tế cho thấy, bước tính chọn xi lanh thuỷ lực thường được tư vấn thiết kế thực hiện như sau: Tính lực nâng cửa van, tham khảo catalog xi lanh thuỷ lực của một hãng sản xuất, chọn đường kính piston, đường kính cần xi lanh; hiếm khi tính kiểm tra lại. Với cách tính như vậy người thiết kế đã bỏ qua nhiều yếu tố quan trọng liên quan đến việc vận hành an toàn của hệ thống, có trường hợp thừa bền (thông số, kích thước của xi lanh thuỷ lực và các phần tử trong hệ thống dư thừa so với yêu cầu) hoặc thiếu bền (gây cong, võng hoặc gãy xi lanh, …).

Việc tính toán lựa chọn và tính kiểm tra các thiết bị thuỷ lực bằng cách sử dụng các phương pháp và công thức thông thường. Do chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định thống nhất quy trình và cách tính nên còn gặp lúng túng về nội dung yêu cầu và bước tính toán, về cách lấy các hệ số, v.v. Lấy ví dụ khi áp dụng công thức Euler để tính kiểm tra cong cần xi lanh, chiều dài tính cong được tính theo chiều dài làm việc của xi lanh hoặc tính theo hệ số cong võng, có nhiều hệ số tính toán tuỳ thuộc vị trí điểm đặt và kết cấu treo xi lanh nhưng trong một số trường hợp vẫn mất khá nhiều thời gian để tranh luận mà không thống nhất được cách tính.

Về phương án thiết bị nâng, như đã đề cập ở phần đầu bài viết, có nhiều loại thiết bị nâng có thể sử dụng để nâng hạ cửa van (bằng cầu trục, tời kéo, máy vít, thiết bị thuỷ lực, …). Khi chọn phương án tuỳ thuộc loại hình cửa van (van phẳng, van cung, cửa clapê, …), phương án đóng mở (nâng hạ theo phương thẳng đứng, theo góc xiên, …), quy mô cửa van (khẩu độ cửa, tải trọng tác dụng, chiều cao nâng, áp lực tác dụng, …), tần suất vận hành sử dụng và bảo dưỡng thiết bị, v.v. Đối với phương án thiết bị thuỷ lực, thông thường chỉ dùng xi lanh thuỷ lực, rất hạn chế kết hợp xi lanh thuỷ lực với thiết bị khác. Trường hợp dự định kết hợp xi lanh thuỷ lực với dây cáp phải nghiên cứu thật kỹ lưỡng, không sử dụng kiểu kết hợp này để nâng hạ cửa van chịu tải trọng lớn và chiều cao nâng lớn. Do thiếu thông tin về các lưu ý này, đã có trường hợp phải thay đổi phương án thiết bị nâng do gặp khó khăn trong việc tính chọn dây cáp và không thể tìm mua dây cáp trên thị trường vì kích thước dây quá lớn.
 
Tài liệu tham khảo:
  1. Trường Kỹ thuật công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc, Hệ thống thuỷ lực, Tập III, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, năm 2001.
  2. Hydraulic Gates and Penstocks Association – Japan, Technical Standards for Gates and Penstocks.