Công nghệ xử lý nước sinh hoạt tại Việt Nam

07/08/2023 354 lượt xem quantri

Để đạt được mục tiêu cung cấp đủ nước sạch, an toàn và hiệu quả, giải pháp cần thiết hiện nay của ngành nước chính là kiểm soát rủi ro, cảnh báo và xử lý sớm, hệ thống online kiểm soát ô nhiễm.

Để đạt được mục tiêu cung cấp đủ nước sạch, an toàn và hiệu quả, giải pháp cần thiết hiện nay của ngành nước chính là kiểm soát rủi ro, cảnh báo và xử lý sớm, hệ thống online kiểm soát ô nhiễm; áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm hóa chất, không có chất thải và chất ô nhiễm thứ cấp; công nghệ thông minh, kiểm soát và điều khiển chính xác toàn bộ hệ thống đảm bảo cấp nước với chi phí hiệu quả nhất.

Quản lý thông minh

Những năm gần đây, ngành nước đang tiến hành cổ phần hóa theo chủ trương của nhà nước, mô hình tổ chức, tài chính, quan điểm ưu tiên đầu tư để nâng cao chất lượng dịch vụ thay đổi. Theo đó, cần phải đáp ứng nhu cầu về vốn đến năm 2020, dân số đô thị khoảng 45-50 triệu người, nhu cầu dùng nước 9-10 triệu m3/ngày, cần khoảng 3,3 tỷ đô la Mỹ (khoảng 0,6 tỷ đô la Mỹ/năm).
Với mục tiêu cung cấp đủ nước sạch, an toàn, nâng cao hiệu quả thu gom, tiết kiệm năng lượng cho phép tái sử dụng, tái tạo tài nguyên, ngành nước cần ứng dụng công nghệ cấp nước, xử lý nước cấp, đồng thời áp dụng công nghệ thông tin trong thiết kế, thi công, quản lý vận hành bảo dưỡng mạng lưới (công nghệ thông minh, kiểm soát và điều khiển chính xác toàn bộ hệ thống).
Với xử lý nước mặt (xử lý độ đục, cặn, tảo, màu và chất hữu cơ (DOCs. NOMs…), amoni…; xử lý nước ngầm ( FE, Mn, amoni, As…) tiến hành thu gom, xử lý bùn cặn, nước rửa lọc, thu hồi nước rửa để tái tạo tài nguyên bằng lên men kỵ khí, cácbon hóa…; tiền xử lý bằng than hoạt tính dạng bột PAC, BCF và ozone hóa.
Sau đó, làm trong nước bằng keo tụ – lắng cao tải, keo tụ tiếp xúc – keo tụ – tuyển nổi, lọc 2-3 lớp vật liệu, sàn thu mới, than hoạt tính GAC, BAC cộng với ozone. Cuối cùng, sử dụng lọc màng (MF, UF, NF, RO) và khử trùng bằng ozone hóa và UV, tái sử dụng.
Ngoài ra, để nâng cao năng lực quản lý điều hành sản xuất và cung cấp nước sạch, ngành nước đã ứng dụng công nghệ thông tin để thiết lập mô hình vật lý số trong quản lý hệ thống cấp nước, tích hợp các cảm biến vào hệ thống công nghệ thông tin.
Đồng thời ổn định chất lượng và áp lực nước, quản lý lượng nước khai thác và lượng nước tiêu thị, vận hành và quản lý hệ thống máy móc thiết bị, quản lý hệ thống đường ống cung cấp nước; quản lý đến tận từng hộ tiêu thụ nước với đầy đủ cơ sở dữ liệu, ứng dụng công nghệ thông tin để thu tiền nước, giá dịch vụ xử lý nước thải…
Thực tế, nhiều địa phương trong cả nước đã ứng dụng công nghệ thông tin nhằm quản lý nước thông minh như giám sát online chất lượng nước thông qua cloud; giám sát và xác định rò rỉ mạng lưới cấp nước online (định vị sơ bộ vị trí rò rỉ nhờ tích hợp tương quan âm tại chỗ) từ văn phòng làm việc; công nghệ quan trắc tự động chất lượng nước cộng với hồ sinh học kiểm soát ô nhiễm nước thải công nghiệp.
Phải kể đến các giải pháp tổng thể quản lý khách hàng tại Công ty Cổ phần Cấp nước Bà Rịa- Vũng Tàu; các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin và nâng cao chất lượng nước, chống thất thoát tại Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên- Huế; hóa đơn điện tử tại Công ty Cổ phần Cấp nước Cần Thơ; hệ thống đọc số tự động chống thất thu thương mại AMR của Công ty Cổ phần Cấp nước Bến Thành… đã góp phần kiểm soát và điều khiển chính xác toàn bộ hệ thống.
Nguồn: TTXVN
07/08/2023 354 lượt xem quantri