Xử lý chất hữu cơ (BOD5) và Amoni-Nitơ (NH4+-N) trong nước thải

08/06/2023 486 lượt xem quantri

Với kỹ thuật này, quá trình xử lý chất hữu cơ, Amoni hóa và khử nitrat xảy ra ngay trong hệ hiếu khí, không cần phải thiết kế bể thiếu khí cũng như hệ tuần hoàn bùn nước nhờ đó mà tiết kiệm chi phí.

Công nghệ màng vi sinh tầng chuyển động (MBBR):

Công nghệ MBBR (Moving bed biofilm reactor) là sự kết hợp hai kỹ thuật xử lý: kỹ thuật huyền phù và kỹ thuật màng vi sinh. Trong bể phản ứng sử dụng kỹ thuật màng vi sinh chuyển động, các giá thể, vi khuẩn và chất bẩn cùng chuyển động hỗn độn. Ban đầu các chất hữu cơ được vận chuyển đến bề mặt màng sinh học nhờ chế độ chảy rối hay gặp trong nhiều kiểu bể phản ứng sinh học.

Cấu trúc của màng sinh học chuyển động và sự hình thành màng sinh học trên giá thể chuyển động tương tự như trên giá thể cố định, tuy nhiên sự khác nhau ở đây, và là yếu tố quyết định tính hiệu quả của kỹ thuật vi sinh chuyển động là khả năng tiếp xúc của giá thể, vi khuẩn và chất bẩn trong nước thải cần xử lý trong bể phản ứng.

Diện tích tiếp xúc được tăng lên đáng kể, do không bị hạn chế bởi sự xếp chồng của các hạt vật liệu như trong kỹ thuật mang vi sinh cố định. Vật liệu mang DHY-01 làm từ Polyurethan do công ty Vicen sản xuất, diện tích bề mặt của vật liệu mang được tính toán dựa trên kích thước hình học của giá thể và cấu trúc xốp của nó, chính những lỗ nhỏ li ti bên trong giá thể tạo ra những bề mặt cho sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật; cơ chế khuếch tán và trao đổi chất tương tự như màng sinh học cố định.

Vật liệu DHY-01 (trái: vật liệu có vi sinh; phải: vật liệu chưa có vi sinh)

Do đó, quá trình chuyển khối trong hệ mang chuyển động cao hơn so với hệ mang cố định. Lớp màng vi sinh dính bám tăng dần theo thời gian vận hành do sự phát triển của vi sinh. Khi mà chiều dày của lớp màng này vượt quá độ dày mà oxy hòa tan có thể thấm đến thì phía sâu hơn sẽ hình thành môi trường thiếu khí (có thể có mặt nitrat, nitrit, sunfat) hay yếm khí (không có mặt bất kỳ một loại chất oxy hóa nào).

Càng vào sâu trong lớp màng, nguồn thức ăn càng trở nên thiếu hụt, dẫn đến quá trình phân hủy nội sinh xảy ra. Trong giai đoạn nội sinh, vi sinh vật mất khả năng bám dính trên màng và bị dòng nước kéo ra khỏi màng, đó là giai đoạn bong màng.

Sơ đồ thí nghiệm:

Sơ đồ hệ thống thiết bị thí nghiệm bể sinh học

  • 2 bể phản ứng có thể tích mỗi bể 36 lít với kích thước: Dài x rộng x cao = 300 x 300 x 400 mm.
  • Vật liệu mang: DHY-01
  • Mật độ vật liệu mang: 10÷20 % thể tích
  • Máy nén khí.
  • Kết luận:
  • Quá trình thực nghiệm đánh giá được hiệu quả xử lý của bể với thời gian lưu nước từ 240÷300 phút≈4÷5h.

Với kỹ thuật này, quá trình xử lý chất hữu cơ, Amoni hóa và khử nitrat xảy ra ngay trong hệ hiếu khí, vì vậy không cần phải thiết kế bể thiếu khí cũng như hệ tuần hoàn bùn nước nhờ đó mà tiết kiệm chi phí xây dựng và vận hành.

Theo Nghiên cứu của Ths. Trịnh Xuân Đức, Ths. Lê Anh Tuấn, Ths. Đoàn Mạnh Hùng,
Ks. Đào Như Ý, 
Ks. Nguyễn Thị Thanh Hòa, Ks. Phan Thị Phương Thảo, Ks. Nguyễn Văn Hoàng

Xem thêm: 

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ Hotline: 0967 608 585.

—————————-💧💧💧—–—————————-
CÔNG TY CỔ PHẦN WESTERNTECH VIỆT NAM

🏢 Tầng 12, Tòa nhà Licogi 13, Số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
☎️ +84 2466 638 759
📧 info@westerntechvn.com

🌐 http://www.westerntechvn.com

08/06/2023 486 lượt xem quantri

Có thể bạn quan tâm