Toàn cầu cần xem lại giá trị của nước

17/07/2023 344 lượt xem quantri

Nghiên cứu mới của trường Đại học Oxford cùng các nhà nghiên cứu quốc tế nhấn mạnh đến áp lực gia tăng về đo lường, giám sát và quản lý nước ở các nước, khu vực và trên toàn cầu. Một khung mới gồm bốn phần được đề xuất để đánh giá về giá trị của nước cho phát triển bền vững, đồng thời, đưa ra các chính sách áp dụng trong quản lý tài nguyên nước tốt hơn.

Giá trị của nước cho con người, môi trường, công nghiệp, nông nghiệp và văn hoá đã được thừa nhận từ lâu, đặc biệt là nguồn nước uống an toàn là điều thiết yếu cho cuộc sống con người. Quy mô đầu tư phổ cập cho nước sạch và vệ sinh an toàn là rất lớn, với ước tính khoảng 114 tỷ USD một năm. Nhưng do nhu cầu về nước ngày càng tăng khiến chúng ta phải suy nghĩ lại giá trị của nước vì một số lý do như sau:

Một là, nước không chỉ là duy trì cuộc sống, nó đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững. Giá trị của nước thể hiện rõ trong tất cả 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc, từ xoá đói giảm nghèo và chấm dứt tình trạng đói nghèo tới sự phát triển của thành phố một cách bền vững và đảm bảo hoà bình và công lý.. đều có những mối liên kết chặt chẽ với nước.

Hai là, an ninh nước là mối quan tâm trên toàn cầu hiện nay. Tác động tiêu cực của tình trạng thiếu nước, lũ lụt và ô nhiễm nước đã đặt ra những rủi ro liên quan đến nước là một trong 5  mối đe doạ hàng đầu mang tính toàn cầu được đưa ra trong nhiều năm tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Vào năm 2015, nghiên cứu về an ninh nước ở  Oxford đã tiến hành định lượng những tổn thất dự kiến từ tình trạng thiếu nước, vệ sinh môi trường và lũ lụt chiếm khoảng 500 tỷ USD mỗi năm. Ngân hàng Thế giới đã chứng minh được hậu quả của sự khan hiếm nước và đưa ra những kết luận đáng chú ý: Chi phí hạn hán ở các thành phố cao gấp bốn lần lũ lụt, và một cơn hạn hán ở nông thôn Châu Phi có thể đốt cháy, làm hỏng quá trình tiến tới giảm nghèo đói và gây ra nghèo đói thêm cho nhiều thế hệ tại khu vực này.

Nhận thức được những xu hướng này, nhận thức được việc cần phải có một cơ hội mới mang tính khẩn thiết trên quy mô toàn cầu về việc suy nghĩ lại giá trị của nước.  Hội đồng Cấp cao của Ngân hàng thế giới về Nước đã tiến hành một sáng kiến mới về “Định giá giá trị của Nước” vào đầu năm 2017. Sự nhất trí và đồng thuận về sáng kiến này ngày càng tăng do việc định giá giá trị của nước có ý nghĩa hơn cả giá trị thông thường hay giá trị tiền tệ.  Để có thể đạt được những chính sách cũng như đầu tư chính đáng trong tương lai, thế giới cần xem xét lại việc định lại giá trị của nước trên quy mô toàn cầu.

Một nhóm quốc tế do Đại học Oxford và các đối tác trên toàn thế giới đã công bố một bài báo Khoa học mới, trong đó họ đưa ra một khuôn khổ mới để đánh giá giá trị của nước cho các Mục tiêu Phát triển bền vững. Họ cho rằng định giá và quản lý nước đòi hỏi hành động song song và phối hợp giữa bốn ưu tiên sau đây: đo lường, đánh giá giá trị, thương mại, tài chính hóa cũng như  các chơ chế hay  khả năng để phân bổ và cấp nước.

Dẫn đầu nghiên cứu là ông Dustin Garrick, Đại học Oxford, Trường Kinh Doanh và Môi trường Smith cho biết “Báo cáo của chúng tôi đáp lại lời kêu gọi hành động toàn cầu của các tác động tiêu cực của sự khan hiếm  nước,  những hiện tượng cực đoan và các dịch vụ về nước không đầy đủ của thế giới ngày nay, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải đánh giá được giá trị của nước tốt hơn, chính xác hơn. Mục tiêu của nghiên cứu của chúng tôi là để cho thấy lý do tại sao chúng ta cần phải suy nghĩ và tính toán lại giá trị của nước và làm thế nào để tính toán được chính xác và công bằng bằng cách tận dụng công nghệ, khoa học và nâng cao nhận thức để vượt qua các rào cản về quan niệm trong phương thức quản lý tài nguyên nước  trước kia. Do vậy, giá trị của nước đòi hỏi một quá trình tính toán có tổ chức và quy mô”.

Đồng tác giả là ông Richard Damania, Nhà nghiên cứu kinh tế Chính trị học Toàn cầu, Bộ phận nghiên cứu thực tiễn về Nước của Ngân hàng Thế giới: “Chúng tôi chứng minh rằng nước là nền tảng cho sự phát triển và chúng ta phải quản lý nó một cách bền vững các thách thức liên quan đến nước của thế kỷ 21. Nếu không có chính sách phân bổ nguồn nước hữu hạn một cách hiệu quả hơn và kiểm soát nhu cầu ngày càng tăng của nước như việc giảm lãng phí nước thì căng thẳng về nước sẽ tăng lên đặc biệt ở những nơi khan hiếm nước. Điều này cũng đồng nghĩa với tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của nhiều quốc gia sẽ lâm vào trình trạng căng thẳng “.

Đồng tác giả khác ông Erin O ‘Donnell đến từ Đại học Melbourne cho biết, năm 2017 là thời điểm đầu của những biến đổi hiện trạng của sông ngòi  thế giới. Hiện đã có 4 con sông đã được cấp quyền và được giao quyền hạn với tư cách pháp nhân – Đây là một trong các phán quyết pháp luật mang tính đột phá trên khắp thế giới. Việc thừa nhận chưa từng có về giá trị văn hóa và môi trường của các dòng sông buộc chúng ta phải xem xét lại vai trò của sông suối và nguồn nước trong xã hội và phát triển bền vững để có những suy nghĩ tính toán lại mô hình định giá giá trị của nước.

Theo Cục quản lý Tài nguyên nước

17/07/2023 344 lượt xem quantri

Có thể bạn quan tâm