Thuyết minh công nghệ xử lý mùi bằng phương pháp sinh học

30/05/2023 257 lượt xem quantri
THUYẾT MINH KỸ THUẬT HỆ THỐNG XỬ LÝ KHÍ THẢI CÔNG SUẤT 2000 M3/H
1. Lựa chọn công nghệ:
– Lọc sinh học (Biofiltration) là một công nghệ điều khiển sự ô nhiễm mới. Nó bao gồm sự loại bỏ và oxy hóa những hợp chất ô nhiễm nhờ sinh vật.
– Lọc sinh học được thiết lập rất tốt trong công nghệ điều khiển ô nhiễm ở Đức và Hà Lan và nó cũng thu hút được sự quan tâm ở Bắc Mỹ.
– Lọc sinh học có thể xử lý những phân tử khí hữu cơ – những hợp chất hữu cơ bay hơi ( Volatile Organic Compound- VOC’s) hoặc các hợp chất cacbon, hay những chất khí độc vô cơ- amoniac hay H2S.
2. Nguyên lý:
Lọc sinh học sử dụng vi sinh vật để phân hủy những hợp chất hữu cơ (hoặc biến đổi những hợp chất vô cơ) thành cac-bon-nic, khí và muối. Quá trình sinh học là một sự ô xi hóa nhờ vi sinh vật và có thể được viết như sau:
Hợp chất gây ô nhiễm + Oxi      →    CO2 + H2O + nhiệt + sinh khối
Vi sinh vật sống trong lớp màng sinh học ẩm, mỏng, nơi được bao bọc xung quanh các phần tử của nguyên liệu lọc. Khí bẩn được khuyếch tán trong hệ thống lọc và được hấp thụ bên trên màng sinh học. Thực tế đây là vị trí mà quá trình ô xi hóa được thực hiện.
Trong hệ thống Biofilter xử lý khí: ban đầu các khí ô nhiễm sẽ được hấp thụ vào dung dịch, sau đó được khuếch tán vào lớp màng vi sinh vật bám trên bề mặt của lớp vật liệu lọc. Dòng chất lỏng cung cấp độ ẩm, chất dinh dưỡng, điều chỉnh pH cho màng vi sinh vật, và cho phép loại bỏ các sản phẩm gây ức chế. Trường hợp lý tưởng, lớp màng sinh khối khi phát triển vượt giới hạn sẽ được tróc ra nhờ dòng chất lỏng nhỏ giọt, và hệ thống dần đạt đến trạng thái ổn định.
Hình vẽ : Sơ đồ biểu thị quá trình xử lý khí thải của vi sinh vật
3. Công nghệ xử lý khí thải công suất 2000 m3/h:
Thuyết minh công nghệ:
– Khí thải được thu gom bằng các chụp hút theo hệ thống đường ống phân phối vào trong tháp hấp thụ.
– Trong tháp hấp thụ có bố trí sẵn hệ thống đệm tiếp xúc là nơi vi sinh vật bám dính và phát triển. Vi sinh vật sử dụng dinh dưỡng từ các chất ô nhiễm trong dòng khí thải và nước thải để sinh trưởng và phát triển.
– Nước thải được thu gom một phần vào bể tuần hoàn của hệ thống, được hệ thống bơm phân phối đều vào trong tháp xử lý.
– Nước thải sau khi tiếp xúc với khí thải trở lại bể tuần hoàn.
2 3.1. Bể thu gom nước thải:
a. Nhiệm vụ:
Thu gom nước thải từ hệ thống nước thải của nhà máy, cấp cho hệ thống xử lý khí nhằm cung cấp dưỡng chất cho vi sinh vật bám dính trong lớp đệm sinh trưởng là chuyển hóa các hợp chất khí ô nhiễm.
b.Thông số thiết kế
Dạng thiết bị
Khối bể
Kích thước (LxWxH)
Chi tiết trong bản vẽ
Kết cấu
Chi tiết trong bản vẽ
Số lượng
01
Vật liệu
CT 3
3.2. Bể chứa dung dịch tuần hoàn:
a. Nhiệm vụ
Chứa dung dịch ra sau khi đã đi qua hệ thống. Đồng thời bể chứa có tác dụng cung cấp dưỡng chất cần thiết cho vi sinh vật sinh trưởng và phát triển.
b. Thông số thiết kế
Dạng thiết bị
Khối bể
Kích thước (LxWxH)
Chi tiết trong bản vẽ
Kết cấu
Chi tiết trong bản vẽ
Số lượng
01
Vật liệu
CT 3
Dung dịch
N, P, Carbon
3.4. Thiết bị xử lý chính:
a. Kết cấu:
Thiết bị được chế tạo sẵn dưới dạng các modul hình trụ thuận tiện cho việc vận chuyển và lắp đặt, đồng thời phù hợp với không gian của hệ thống xử lý.
Modul được chế tạo bằng thép CT3 với chiều dày 4 mm, đảm bảo chịu lực tốt.
Modul được bố trí lớp đệm sinh học, là môi trường cho vi sinh vật bám dính và phát triển trên đó.
b. Thông số kỹ thuật của modul:
Dạng thiết bị
Hình trụ đặt đứng
Đường kính
900 mm
Chiều cao
2.5 m
Loại đệm sử dụng
Đệm vi sinh bằng sinh học (Gỗ chuyên dụng, Sơ dừa)
Chiều cao đệm
1000 mm
Thép CT3
4 mm
Số lượng
01
Kết cấu
Chi tiết trong bản vẽ
Số lượng
01
3. Hệ thiết bị phụ trợ lắp đặt trong công trình
3.1. Hệ thống bơm công nghệ
Bơm tại bể tuần hoàn
Thông số thiết bị
Ghi chú
Loại: bơm cạn
Lưu lượng: Q = 18 – 20 m3/h;
Công suất: N = 3.5  kW; 0 m;
Xuất xứ: Ziyi – Đài Loan
Số lượng: 02
Thiết bị mới 100%
4. Hệ thống đường ống và phụ kiện
Hệ thống ống dẫn nước: ống nhựa PVC Ø48; Ø90, Ø160, Ø200.
Hệ thống đường ống dẫn khí: Ống thép Ø 300
Phụ kiện đấu nối: co, cút, T, lơi, racco, mặt bích cho đường ống khí.
Hệ van công nghệ: van cầu, van một chiều.
CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ – ĐÀO TẠO – BẢO HÀNH
1. Điều kiện làm việc của hệ thống
– Hệ thống được thiết kế đồng bộ, hoạt động liên tục, đảm bảo vận hành xử lý với công suất thiết kế.
– Chất lượng khí sau xử lý ổn định đạt QCVN 20: 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ.
– Hệ thống vận hành đơn giản.
Ưu điểm công nghệ:
Ưu điểm chính là giá thành thấp, giá vận hành thấp, ít sử dụng hóa chất.
Thiết kế linh động, do đó có thể thích nghi với mọi loại hình công nghiệp và diện tích của xí nghiệp.
Hệ thống lọc sinh học linh động trong việc xử lý mùi hôi, các hợp chất hữu cơ bay hơi và các chất độc.
Hiệu suất xử lý thường lớn hơn 90% đối với các khí thải có nồng độ các chất ô nhiễm < 1000 ppm.
Nguyên liệu sẵn có, giá thành rẽ và dễ thay thế.
2. Chuyển giao công nghệ – đào tạo – nghiệm thu – bảo hành
2.1. Chuyển giao công nghệ:
Công ty Cổ phần Westerntech Việt Nam sẽ bàn giao toàn bộ các tài liệu liên quan đến kỹ thuật thiết kế, công nghệ, tài liệu thiết bị và hướng dẫn vận hành cho chủ đầu tư.
 2.2. Thời gian thực hiện dự án:
Dự án sẽ hoàn tất trong vòng 45 ngày kể từ ngày hai bên ký hợp đồng.
 2.3. Bảo hành:
Thời gian bảo hành cho toàn bộ hệ thống xử lý là 12 tháng kể từ ngày hệ thống được bàn giao nghiệm thu.
Nguồn: ST
Xem thêm:
Thuyết minh soát xét sửa đổi quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải ngành công nghiệp dệt may
Thuyết minh công nghệ xử lý nước bằng màng thẩm thấu ngược RO
30/05/2023 257 lượt xem quantri

Có thể bạn quan tâm