Công nghệ Xử lý nước thải bệnh viện bằng cây sậy được ứng dụng thành công

10/06/2023 620 lượt xem quantri
Mô hình do 2 đơn vị của TP.HCM là Sở Khoa học – Công nghệ và Sở Y tế ký kết thực hiện thông qua dự án khoa học và công nghệ Xây dựng hệ thống xử lý nước thải bằng cây sậy tại Bệnh viện Nhân Ái, do TS-BS Lê Trường Giang làm chủ nhiệm.
Dự án đã được Công ty TNHH kỹ thuật DE VI thi công. Khu xử lý nước thải này có công suất 150 m3/ngày với chi phí đầu tư 4,4 tỉ đồng. Cây sậy tại đây được trồng trong 8 luống với tổng diện tích hơn 1.000 m2, bên dưới mỗi luống có phủ lớp nhựa chịu nhiệt tốt có tuổi thọ từ 50 – 70 năm.
Nước thải được bơm vào các luống này. Hệ thống rễ cây sậy hút hết các chất bẩn nên ít mùi hôi và nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN mức I và quy chuẩn QCVN cột A. Chi phí vận hành của hệ thống rất thấp, chỉ tốn tiền điện sử dụng máy bơm nước thải vào các luống.
Sậy là loại cây hoang dại rất phổ biến ở VN. Tuy nhiên, cây sậy tại khu xử lý nước thải Bệnh viện Nhân Ái chủ yếu là từ nước Đức.
Giống sậy này thân nhỏ hơn nhưng lá to hơn và bộ rễ mọc ngang, phát triển mạnh hơn cây sậy của VN. Ông Nguyễn Minh Đồng, Giám đốc Công ty TNHH DE VI, người đưa giống cây sậy từ Đức về trồng tại khu xử lý này, cho biết các thiết bị lọc nước bẩn bằng cây cối, trong đó có sự phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải thông qua cây cối đã được TS Kathe Seidel người Đức nghiên cứu vào những năm 1960.
Đến đầu thập niên 1970, TS Reinhold Kichuth mới nhận biết tác dụng đồng thời giữa bộ rễ cây cối và các vi sinh vật tụ tập tại vùng đất chung quanh bộ rễ. Đây là hệ sinh thái được liên kết với nhau theo nhiều tầng lớp. Lâu nay tại VN, việc xử lý các loại nước thải từ gia đình, bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp công nghiệp, bãi rác… thường được thực hiện theo quy trình chuyển hóa lý – hóa – sinh. Phương pháp sử dụng thực vật để xử lý nước thải trong điều kiện thời tiết ở VN là rất kinh tế và dễ sử dụng nếu có mặt bằng xây dựng.

Mai Khanh
(Theo Thanhnien.

10/06/2023 620 lượt xem quantri

Có thể bạn quan tâm