Công nghệ Tuyển nổi áp lực trong xử lý nước

08/06/2023 1733 lượt xem quantri
  1. THÔNG TIN CHUNG

  Hệ thống tuyển nổi áp lực, không khí được khuyếch tán vào dòng nước tuần hoàn với áp suất cao trong một thùng gọi là thùng bão hòa hay thùng áp lực. Dòng nước tuần hoàn đã bảo hòa không khí này được châm vào bể tuyển nổi qua các vòi phun hoặc các van chuyên dụng từ đáy ngăn tiếp xúc. Do áp suất giảm đột ngột (xuống bằng áp suất khí quyển), xảy ra quá trình nhả khí từ dung dịch bão hòa và hình thành các bọt khí có kích thước rất nhỏ (từ 20-50µm) trong vùng tiếp xúc với mật độ cao và rất đồng nhất. Các bọt khí sẽ dính kết với các phần tử chất bẩn, dầu mỡ và nổi lên trên mặt nước tạo một lớp bọt trên bề mặt bể, lớp bọt này dần trở nên đặc hơn và được tách gạt ra khỏi bể. Nước sau khi tách bẩn được thu từ đáy bể được đưa sang chu trình xử lý tiếp theo, nước tuần hoàn được lấy sau bể tuyển nổi (hoặc sau bể lọc) để tiếp tục chu trình.

Mô tả công nghệ

Nước thải từ các phân xưởng sản xuất chứa dầu, mỡ, chất bẩn được thu gom về khu xử lý nước thải tập trung bởi hệ thống đường ống riêng. Từ hố ga đầu tiên, nước thải được bơm lên khoang keo tụ số 01. Dung dịch PAC (phèn keo tụ Poly Acrinyl Clorid) được châm vào khoang keo tụ số 1 với liều lượng từ 5 – 15 mg/ l tùy thuộc nồng độ chất bẩn trong nước thải. Trong bể có máy khuấy cơ khí, tốc độ vòng quay từ 1 – 50 vòng/ phút. Thời gian lưu nước trong khoang từ 6 – 10 phút. Nước thải được hòa trộn với hóa chất PAC và tràn sang khoang phản ứng số 02.

Tương tự như khoang keo tụ số 1, khoang phản ứng số 2 cũng được bố trí máy khuấy cơ khí, với tốc độ vòng quay từ 1 – 35 vòng / phút, thời gian lưu nước từ 6 – 10 phút. Nước thải từ khoang số 1 được trộn với PAC đã đang hình thành các bông keo tụ với kích thước nhỏ, tại khoang số 2 chúng tiếp tục được bổ sung hóa chất trợ keo tụ PAA, với liều lượng từ 0.5 – 1 mg/l.

Từ khoang phản ứng số 2, nước thải chứa các bông keo tụ đã được hình thành chảy sang khoang phản ứng tuyển nổi số 3. Khoang phản ứng Tuyển nổi đặt thiết bị phân phối nước bão hòa. Tại đây, nước thải được hòa trộn với dòng khí bão hòa chứa các bọt khí kích thước cỡ micromet. Các bọt khí này sẽ vây bám lấy các bông cặn đang lơ lửng trong nước do chúng được tích điện trái đấu. Tổ hợp khí, bọt này có khối lượng riêng nhỏ hơn nước do vậy chúng được kéo nổi lên trên bề mặt bể. ở trong khoang Tuyển nổi. Phía trên bề mặt bể có bố trí thiết bị gạt váng bọt. Thiết bị gạt váng bọt vận hành bằng động cơ điện, hệ thống Nhông, xích phù hợp để gạt váng bọt về ngăn thu bùn. Từ ngăn thu bùn váng, bọt được xả về bể chứa bùn váng chung của trạm xử lý nước thải.

Nước thải đã được tách váng tự chảy sang khoang nước sau xử lý nhờ vách thẳng đứng thông đáy. Từ đây nước thải được dẫn sang bể xử lý nước thải tiếp sau, kết thúc quá trình tuyển nổi tách chất bẩn và dầu mỡ

Hệ thống tuần hoàn tạo bọt khí: Là hệ thống tạo bọt khí của bể tuyển nổi, bao gồm các thiết bị chính:

  • Bình áp lực bão hòa (Saturator Tank): Được cấu tạo bằng thép dày 8mm, sơn chống gỉ, áp lực chịu lên tới 16 Bar, áp lực vận hành từ 2 – 4 Bar.
  • Bơm áp lực tuần hoàn (Recycle Pump): Bơm trục đứng đa tầng cánh, áp lực đạt tới 60m
  • Máy nén khí: Có nhiệm vụ duy trì áp lực và cung cấp khí cho hệ thống tuyển nổi.
  • Đường ống và phụ kiện.
08/06/2023 1733 lượt xem quantri

Có thể bạn quan tâm