Mới đây, em Nguyễn Hiền Trang và Nguyễn Thái Thành, học sinh lớp 11 chuyên hóa, Trường THPT Hà Nội – Amsterdam đã trình làng máy xử lý thuốc nhuộm trong nước thải phục vụ cho các làng nghề dệt nhuộm. Thiết bị này khá gọn nhẹ, gồm những thứ đơn giản, hệ thống đo tín hiệu chỉ là ống nhựa và bơm tiêm rút ruột ra rồi lắp dây nhựa vào, máy bơm được dùng từ bơm khí trong bể cá cảnh, chi phí linh kiện hết hơn 1 triệu đồng.
Trang chia sẻ ứng dụng công nghệ plasma không còn là điều mới mẻ nhưng hiện chưa ai áp dụng vào việc xử lý nước thải tại các làng nghề truyền thống, đặc biệt làng nghề dệt nhuộm. Trong khi đó, nhiều nhà máy, làng nghề dệt nhuộm ở Việt Nam dùng các loại thuốc nhuộm màu dạng hữu cơ có nồng độ COD (nồng độ oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu cơ và vô cơ trong nước) rất cao, xả thẳng ra môi trường mà không qua xử lý. Đây là chất khó phân hủy sinh học, tác nhân gây hại cho sức khỏe con người và môi trường sống.
Đi thực tế tại làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội) và một số làng nghề, Trang và Thành nhận thấy nguồn nước bị nhiễm độc, sức khỏe người dân bị ảnh hưởng nên tìm cách cải thiện môi trường nước ở đây. Loại chất hữu cơ này có phân tử lớn và phức tạp, hiện các phương pháp xử lý thuốc nhuộm cổ truyền chưa xử lý được triệt để. “Chúng em đã lựa chọn công nghệ plasma để xử lý vì nó an toàn, triệt để mà không cần dùng tới hóa chất”, Thành cho biết.
Sau khi lắp ráp xong thiết bị, hai em đã lấy mẫu nước thải ở làng lụa Vạn Phúc về thử nghiệm. Nồng độ COD ban đầu trong mẫu nước thải là 12,8 đã hạ xuống còn 4 sau khi xử lý khoảng 3 giờ. Kiểm nghiệm cho thấy, thuốc nhuộm hữu cơ đã được loại bỏ hoàn toàn, nước thải từ màu đen chuyển sang trong hơn, chỉ còn một vài chất cặn.
Trang chia sẻ: “Chúng em tiếp cận công nghệ mới nên cũng mở mang được nhiều điều. Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn nhưng chúng em vẫn cố gắng khắc phục”. Trang cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu thiết bị quy mô lớn hơn và tự động hoàn toàn, nước thải xử lý tự động đổ vào, thải ra. Đồng thời, phân tích các chất còn dư trong nước sau khi xử lý để đảm bảo nước sạch nhất khi thải ra môi trường.
Vũ Ngọc Khánh
Trang chia sẻ ứng dụng công nghệ plasma không còn là điều mới mẻ nhưng hiện chưa ai áp dụng vào việc xử lý nước thải tại các làng nghề truyền thống, đặc biệt làng nghề dệt nhuộm. Trong khi đó, nhiều nhà máy, làng nghề dệt nhuộm ở Việt Nam dùng các loại thuốc nhuộm màu dạng hữu cơ có nồng độ COD (nồng độ oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu cơ và vô cơ trong nước) rất cao, xả thẳng ra môi trường mà không qua xử lý. Đây là chất khó phân hủy sinh học, tác nhân gây hại cho sức khỏe con người và môi trường sống.
Đi thực tế tại làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội) và một số làng nghề, Trang và Thành nhận thấy nguồn nước bị nhiễm độc, sức khỏe người dân bị ảnh hưởng nên tìm cách cải thiện môi trường nước ở đây. Loại chất hữu cơ này có phân tử lớn và phức tạp, hiện các phương pháp xử lý thuốc nhuộm cổ truyền chưa xử lý được triệt để. “Chúng em đã lựa chọn công nghệ plasma để xử lý vì nó an toàn, triệt để mà không cần dùng tới hóa chất”, Thành cho biết.
Sau khi lắp ráp xong thiết bị, hai em đã lấy mẫu nước thải ở làng lụa Vạn Phúc về thử nghiệm. Nồng độ COD ban đầu trong mẫu nước thải là 12,8 đã hạ xuống còn 4 sau khi xử lý khoảng 3 giờ. Kiểm nghiệm cho thấy, thuốc nhuộm hữu cơ đã được loại bỏ hoàn toàn, nước thải từ màu đen chuyển sang trong hơn, chỉ còn một vài chất cặn.
Trang chia sẻ: “Chúng em tiếp cận công nghệ mới nên cũng mở mang được nhiều điều. Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn nhưng chúng em vẫn cố gắng khắc phục”. Trang cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu thiết bị quy mô lớn hơn và tự động hoàn toàn, nước thải xử lý tự động đổ vào, thải ra. Đồng thời, phân tích các chất còn dư trong nước sau khi xử lý để đảm bảo nước sạch nhất khi thải ra môi trường.
Vũ Ngọc Khánh