Xử lý nước thải – Ngành thủy sản sử dụng công nghệ nào tiết kiệm chi phí

28/06/2023 375 lượt xem quantri

Nước thải sản xuất là nguồn ô nhiễm đáng quan tâm đối với các nhà máy chế biến thủy sản. Chúng được thải ra từ các công đoạn chế biến, kiểm nghiệm vệ sinh dụng cụ sản xuất và nhà xưởng và đặc biệt là khâu rửa thủy sản các loại. Lượng nước thải này chủ yếu bị nhiễm bẩn bởi chất hữu cơ với nồng độ rất lớn. Ngoài ra tích tụ lâu ngày,các chất hữu cơ sẽ bị phân hủy gây mùi hôi khó chịu, do đó phải xử lí  lượng nước thải này trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

Chế biến thủy sản

    Bằng những cố gắng và kinh nghiệm qua các công trình, chúng tôi luôn tìm ra những phương án tối ưu nhất làm giảm thiểu chi phí đầu tư và chi phí vận hành cho doanh nghiệp, chung tay cùng bảo vệ môi trường. Sau đây là phương án cơ bản trong xử lý nước thải 

Phương án xử lý nước thải thủy sản bằng phương pháp sinh học (Bể UASB):

 

Sơ đồ xử lý nước thải bằng sinh học (Bể UASB)

    Thuyết minh quy trình xử lý nước thải thủy sản (Bể UASB):

    Nước thải từ hệ thống thu gom qua song chắn rác nhằm loại bỏ rác có kích thước lớn (giấy, bọc nylon, xác bã thực vật,…) để tránh tắt nghẽn đường ống, máy bơm. Sau khi qua bể lắng cát để loại bỏ cát sỏi nước thải tiếp tục vào bể điều lưu. Tại bể điều lưu nước thải được khuấy đảo để tránh xảy ra quá trình phân huỷ yếm khí và điều hoà hàm lượng chất hữu cơ. Sau đó nước thải được bơm lên bể sơ cấp để lắng các chất rắn lơ lửng và loại bỏ các chất có tỉ trọng nhẹ nhờ thanh gạt bọt.

Nước thải được bơm vào bể UASB theo hướng từ dưới lên xuyên qua thảm bùn ở đáy bể qua hệ thống phân phối nước. Lớp bùn này có tác dụng như giá bám cho các vi khuẩn yếm khí. Phần nước trong phía trên tiếp tục vào bể bùn hoạt tính, tại đây diễn ra quá trình phân huỷ chất hữu cơ nhờ vi khuẩn hiếu khí không khí được cung cấp vào bể nhờ máy nén khí. Hỗn hợp bùn trong bể chính là xác vi khuẩn sẽ được lắng ở bể thứ cấp. Một phần bùn lắng từ đáy bể thứ cấp được bơm hoàn lưu để bổ sung lượng vi khuẩn cho bể bùn hoạt tính và thúc đẩy quá trình phân huỷ diễn ra nhanh hơn. Nước trong sau khi lắng tiếp tục vào bể khử trùng để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

Bùn từ đáy bể lắng sơ cấp, bùn dư ở đáy bể UASB và phần bùn thải từ bể lắng thứ cấp được bơm ra sân phơi bùn.

Phương án xử lý nước thải thủy sản bằng phương pháp sinh học hiếu khí:

 

Sơ đồ xử lý nước thải thủy sản

 

    Thuyết minh quy trình xử lý nước thải thủy sản:

Nước thải từ hệ thống thu gom qua song chắn rác nhằm loại bỏ rác có kích thước lớn (giấy, bọc nylon, xác bã thực vật…) để tránh tắt nghẽn đường ống, máy bơm. Sau khi qua bể lắng cát để loại bỏ cát, sỏi thì nước thải tiếp tục vào bể điều lưu. Tại bể điều lưu nước thải được khuấy đảo để tránh quá trình phân huỷ yếm khí dưới đáy bể và điều hoà hàm lượng chất hữu cơ. Sau đó nước thải từ bể điều lưu được đưa qua bể tuyển nổi bằng hệ thống máy bơm để loại bỏ dầu mỡ, các hạt chất rắn nhỏ có tỉ trọng nhẹ.

Nước thải từ bể tuyển nổi sẽ được tự chảy qua bể bùn hoạt tính, đưa một phần chất rắn lơ lửng vào bể. Tại đây, xảy ra quá trình phân huỷ hiếu khí bởi vi khuẩn hiếu khí. Sau đó nước thải được đưa qua bể lắng thứ cấp, tại đây các tế bào vi khuẩn (bùn) sẽ lắng xuống đáy bể tạo thành bùn. Một phần bùn lắng dưới đáy bể thứ cấp được bơm hoàn lưu để bổ sung lượng vi khuẩn cho bể bùn hoạt tính và thúc đẩy quá trình phân huỷ diễn ra nhanh hơn. Nước thải ở bể lắng chứa ít tế bào vi khuẩn hơn chảy vào bể khử trùng để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Bùn từ đáy bể tuyển nổi, phần bùn thải từ bể lắng thứ cấp được bơm ra sân phơi bùn.

        Với những quy mô và hoạt động khác nhau chúng tôi sẽ nghiên cứu và đưa ra những phương án tối ưu nhất đảm bảo nước thải đầu ra theo QCVN 11:2008/BTNMT cho doanh nghiệp (Quy chuẩn Quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thủy sản).

         Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí quy trình xử lý nước thải cho đơn vị doanh nghiệp bạn.

28/06/2023 375 lượt xem quantri

Có thể bạn quan tâm