Nước sông Tô Lịch đổi màu sau vài tuần làm sạch bằng công nghệ Nhật Bản

29/05/2023 525 lượt xem quantri

Sau nửa tháng áp dụng công nghệ Nano – Bioreactor làm sạch của Nhật Bản, nước sông Tô Lịch (từ ngã tư Bưởi – Hoàng Quốc Việt xuôi về Cầu Giấy) được đánh giá đã trong hơn, chuyển từ màu đen kịt sang trắng sữa, mùi hôi thối giảm nhiều và váng bẩn trên mặt nước đang dần phân huỷ.

Tròn nửa tháng sau khi Hà Nội thí điểm làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano – Bioreactor (Nhật Bản), ở đoạn sông lắp máy xử lý, nước đã dần chuyển từ màu đen kịt sang màu trắng nâu. Người dân bắt đầu có những đánh giá tích cực về đoạn sông được áp dụng công nghệ này.
Trước đây, rất hiếm khi có cảnh người dân tập thể dục, nghỉ ngơi ở ven bờ vì mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, nhưng từ khi áp dụng công nghệ mới thì những dấu hiệu “hồi sinh” đoạn sông được thấy rõ. Mọi người đã có thể thoái mái trò chuyện, ngắm cảnh, thậm chí trải chiếu nghỉ ngơi, thư giãn mà không còn sợ mùi của sông Tô Lịch.
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần cải thiện môi trường Việt Nhật (JVE), đơn vị đưa công nghệ làm sạch sông Tô Lịch cho biết đã nhận được kết quả quan trắc chất lượng nước sau 3 ngày và 2 tuần thí điểm.
Cụ thể, sau 3 ngày, lượng khí amoniac (NH3) gây mùi hôi thối đã giảm nhanh chóng. Sau gần hai tuần bùn dưới đáy sông bắt đầu bị phân hủy, giảm từ hơn một mét xuống còn khoảng 76-91cm, xuất hiện lớp nước trong trên bề mặt bùn.
Nửa tháng áp dụng công nghệ Nhật, bùn dưới đáy sông bắt đầu bị phân hủy, xuất hiện lớp nước trong trên bề mặt bùn, mùi hôi giảm 
Công nghệ Nano – Bioreactor của Nhật Bản có 4 ưu điểm vượt trội so với các công nghệ hiện nay ở Việt Nam.
Công nghệ này tạo ra oxy từ nước, vật liệu thiên nhiên bio… giúp kích hoạt các vi sinh vật, cuối cùng là các vi sinh vật này tạo ra enzim điện ly lực phân tử nước, giải phóng oxy vô tận trong nước.
Công nghệ nano phun trực tiếp bọt khi nano vào trong không khí và điều này giúp nồng độ oxy hòa tan cao, cá sẽ không bị chết hàng loạt.
Công nghệ này không bị tái ô nhiễm bởi hai yếu tố: vật liệu thiên nhiên được làm từ đá núi lửa, không tan trong nước và tồn tại mãi ở khu vực xử lý.
Công nghệ này sẽ giúp tiết kiệm nhiều chi phí hơn so với các công nghệ xử lý nước thải khác.
Công nghệ Bio-nano của Nhật Bản áp dụng theo ý tưởng phát minh mới là đưa hệ thống xử lý kết hợp giữa công nghệ sinh học và công nghệ Nano-Bioreactor có tốc độ xử lý gấp 6 lần tốc độ âm thanh 
Tạo nên “nhà máy xử lý nước thải bằng công nghệ Nano-Bioreactor, vật liệu thiên nhiên vào trong lòng sông” 

Ngay đầu điểm đặt máy, khu vực ngã tư Hoàng Quốc Việt – Bưởi, tình trang hôi thối đã giảm đi đáng kể, người dân thoải mái trải chiếu tránh nắng, trò chuyện bên bờ sông 

Hiệu quả bước đầu khá khả quan khi mùi hôi đã giảm hẳn 

Thậm chí có người mang sách ra đọc 
Cảnh tượng hiếm gặp: người dân câu cá, thích thú đi dạo, tập thể dục ngay bên dòng sông trước đây được coi là ô nhiễm nhất thủ đô 


Trước đó, các đơn vị độc lập lấy mẫu nước sông Tô Lịch để xét nghiệm chất lượng nước 
Chiều qua, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cùng đoàn thanh tra đi kiểm tra việc sử dụng chất Redoxy3C làm sạch sông Tô Lịch 
Kết quả test nhanh cho thấy chỉ số kiềm và ô xy hòa tan ở khu vực thử nghiệm có chuyển biến tích cực, nước sông đã bớt mùi 
Theo đánh giá của người dân trong khu vực, từ khi công nghệ này được áp dụng, mùi hôi thối đỡ hẳn; nước sông không còn nổi váng như trước
Luôn có bảo vệ túc trực tại đoạn sông này kèm theo hệ thống camera giám sát
Sau 2 tháng hoạt động, đơn vị lắp đặt sẽ phối hợp với Bộ TN&MT nghiệm thu, đánh giá kết quả, báo cáo Thủ tướng để triển khai các bước tiếp theo 
Trước đó nhiều người nghi ngờ về tính khả thi của công nghệ khi mới được lắp đặt
Hiện nay, sông Tô Lịch đang tồn tại 3 vấn đề chính: mùi hôi thối, lớp bùn dưới đáy sông và chất lượng nước trong lòng sông
Các chuyên gia Nhật Bản khẳng định hệ thống bio – nano được lắp đặt dưới lòng sông sẽ giải quyết triệt để được các vấn đề trên
29/05/2023 525 lượt xem quantri

Có thể bạn quan tâm