THUYẾT MINH SOÁT XÉT SỬA ĐỔI QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY

29/06/2023 785 lượt xem quantri

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

Hà Nội, ngày    24     tháng     7     năm 2014

 

THUYẾT MINH

SOÁT XÉT SỬA ĐỔI QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ NƯỚC THẢI NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY  

  1. Đặt vấn đề

Dệt may là một ngành công nghiệp có vai trò quan trọng và có truyền thống lâu đời ở Việt Nam, các sản phẩm dệt may Việt Nam đã bước đầu tạo được vị thế trên thị trường trong và ngoài nước. Năm 2014, Việt Nam hiện được xếp vào hàng thứ 14 trong số các nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới. Bên cạnh những nhân tố tích cực mà ngành dệt may mang lại, vấn đề ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất của ngành dệt cũng rất đáng báo động. Do đặc thù sử dụng nhiều nước, hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước cao nên việc xử lý ô nhiễm cũng như giảm thiểu các tác động tới môi trường và hệ sinh thái đang là vấn đề nan giải và tìm hướng giải quyết đúng đắn từ phía các doanh nghiệp.

Hiện tại, để kiểm soát nguồn ô nhiễm từ nước thải ngành công nghiệp dệt may, chúng ta đang áp dụng QCVN 13:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt may. Tuy nhiên, qua thời gian áp dụng, QCVN 13:2008/BTNMT cho thấy còn tồn tại một số bất cập và cần soát xét sửa đổi cho phù hợp.

  1. Một số ý kiến góp ý về QCVN 13:2008/BTNMT sau một thời gian áp dụng vào thực tế

(1). Về phạm vi áp dụng

  • Đề nghị phân tách QCVN thành 2 QCVN, trong đó đổi tên Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt may thành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt nhuộm.

(2) Về quy định kỹ thuật

* Số lượng các thông số quy định trong Quy chuẩn

  • Nên bỏ thông số dầu mỡ khoáng ;
  • Thông số Cr3+, Cr6+ nên bỏ vì hiện nay hóa chất dệt nhuộm đã không có;
  • Độ màu quy định 50pt rất khó đạt được khi xử lý cấp 2;
  • Đề nghị bổ sung thêm quy định đối với thông số Halogen hữu cơ dễ bị hấp thụ (AOX);
  • Cân nhắc thay đổi thông số đồng (Cu).

* Giá trị của các thông số quy định trong Quy chuẩn

  • Cân nhắc nới lỏng ngưỡng C với quy định về thông số độ màu do quy định 50pt là rất khó đạt được khi xử lý cấp 2. Bên cạnh đó, cần có những nghiên cứu kỹ hơn đối với ngưỡng quy định thông số độ màu từ ngành công nghiệp dệt may;
  • Cân nhắc nới lỏng ngưỡng C đối với thông số COD.

(3) Phương pháp xác định

  • Cần cập nhật nhiều phương pháp xác định (PPXĐ) theo các TCVN mới ban hành;
  • Một số tiêu chuẩn về lấy mẫu và phân tích mẫu trong quy chuẩn đã hết hiệu lực cần thay thế.
  1. So sánh dự thảo 13:2008/BTNMT và QCVN 13:2014/BTNMT
  • Về tên của Quy chuẩn: sửa đổi thành QCVN 13:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt nhuộm; Tuy nhiên khi chưa xây dựng QCVN 13:2008/BTNMT thành 2 QCVN riêng biệt  QCVN ngành dệt nhuộm và QCVN ngành may, đề nghị phạm vi áp dụng của QCVN này vẫn nên áp dụng với ngành may có thêm công đoạn giặt mài để tiện cho công tác quản lý (đối tượng áp dụng như cũ);
  • Sửa đổi mục 1.3.1 cho gọn hơn, (bỏ “khác” ) quá trình gia công ướt trong dệt may đã bao gồm cả giặt mài;
  • Sửa đổi Bảng 1, mục 2.2 về giá trị các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép: bỏ phân chia quy định thông số kiểm soát độ màu đối với 2 nhóm cơ sở là cơ sở đầu tư mới và cơ sở đang hoạt động, quy định chung về ngưỡng giá trị cho phép áp dụng đối với cơ sở đầu tư mới;
  • Sửa đổi giá trị C của thông số COD, độ màu, tổng dầu mỡ khoáng cho phù hợp với quy định hiện hành (QCVN 40:2011/BTNMT) và tình hình thực tế.
  • Bỏ thông số thông số mùi do khó xác định; bỏ thông số Crôm VI (Cr6+), Crôm VI (Cr3+), sắt và dầu mỡ khoáng.
  • Bổ sung các thông số kiểm soát sau: tổng N, tổng P, Xyanua và Tổng chất hoạt động bề mặt với các quy định về giá trị C tương đương với quy định hiện hành (QCVN 40:2011/BTNMT, QCVN 14:2008 hoặc các QCVN khác có quy định);
  • Phương pháp phân tích: đã cập nhật và bổ sung các phương pháp xác định mới theo các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) và quốc tế khác có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn các tiêu chuẩn đã viện dẫn (cụ thể trong mục 3 của Dự thảo QCVN 13:2008/BTNMT).

 

Bảng 1. So sánh giá trị giới hạn của nước biển ven bờ giữa

QCVN 13: 2008/BTNMT và Dự thảo QCVN 13: 2014/BTNMT

 

TT Thông số Đơn vị QCVN 13:2008 Dự thảo

QCVN 13:2014

Giá trị C Giá trị C
A B A B
1 Nhiệt độ oC 40 40 40 40
2 pH 6-9 5,5-9 6-9 5,5-9
3 Mùi Không khó chịu Không khó chịu Không quy định
4 Độ màu

(pH = 7)

Cơ sở mới Pt – Co 20 150 50 150
Cơ sở đang hoạt động 50
5 BOD5 ở 200C mg/l 30 50 30 50
6 COD mg/l 50 150 75 150
7 Tổng chất rắn lơ lửng mg/l 50 100 50 100
8 Dầu mỡ khoáng mg/l 5 5 Không quy định
9 Crôm VI (Cr6+) mg/l 0,05 0,10 0,05 0,10
10 Crôm III(Cr3+) mg/l 0,20 1 Không quy định
11 Sắt (Fe) mg/l 1 5 Không quy định
12 Đồng (Cu) mg/l 2 2 2 2
13 Clo dư mg/l 1 2 1 2
14 Tổng chất hoạt động bề mặt mg/l Không quy định 5 10
15 Tổng Nitơ (tính theo N) mg/l Không quy định 20 40
16 Tổng Photpho (tính theo P) mg/l Không quy định 4 6
17 Xyanua mg/l Không quy định 0,07 0,1

 

TM. TỔ SOẠN THẢO

PHÓ TỔ TRƯỞNG

(Đã ký)

Đặng Văn Lợi

Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm

29/06/2023 785 lượt xem quantri

Có thể bạn quan tâm