Tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai này ở Việt Nam, Triều Tiên và Mỹ có thể chỉ đạt được tiến bộ nhất định về phi hạt nhân hoá hay các bước đi khác như lập văn phòng liên lạc. Nhưng như thế cũng có thể coi là thành công lớn đối với một vấn đề phức tạp và sau một hội nghị không có đồng thuận rõ ràng nào ở Singapore.
Ông Trump và ông Kim được kỳ vọng làm nên lịch sử tại Hà Nội
Đó là đánh giá của TS Nguyễn Việt Phương, nghiên cứu viên Trung tâm Belfer, Trường Kennedy, ĐH Havard (Mỹ) trong cuộc trao đổi với PV Tiền Phong ngày 26/2 tại Hà Nội.
Ông kỳ vọng gì vào thượng đỉnh sắp tới?
Tôi không kỳ vọng nhiều vào đàm phán hạt nhân, mà chủ yếu kỳ vọng hai bên đưa ra lộ trình để tiến tới tuyên bố chung về chấm dứt chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên. Nhưng theo như Ngoại trưởng Hàn Quốc hôm qua nói và một số nguồn tin khác, có thể Mỹ và Triều Tiên dịp này có thể đạt được tiến bộ nhất định về phi hạt nhân, phá thêm một số cơ sở hạt nhân, hay quy trình đưa thanh sát quốc tế vào Triều Tiên giám sát việc phá huỷ các cơ sở hạt nhân của Triều Tiên.
Nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đồng ý được về nguyên tắc thì đó cũng là thành công lớn trong hội nghị tại Việt Nam so với hội nghị ở Singapore, đáng kể, nhưng chưa có sự giám sát từ bên ngoài. Có thể Triều Tiên lần này đồng ý về việc mở văn phòng liên lạc, hoặc cho phép thanh sát quốc tế hoặc thanh sát từ nước thứ ba đến để giám sát hoạt động phá cơ sở hạt nhân Yongbyon.
Về vùng cấm, việc quyết định tổ chức hội nghị thứ hai cho thấy cả hai đều cần nhau. Vì vậy, rất ít khả năng hai bên bỏ dở đàm phán. Chuyện rút quân khỏi Hàn Quốc là vùng cấm với Mỹ mà họ sẽ không nhắc đến. Đối với Triều Tiên, vùng cấm lớn nhất là phải ký một thỏa thuận từ bỏ hoàn toàn chương trình hạt nhân của họ. Họ sẽ không làm như vậy, vì chương trình hạt nhân và tên lửa sẽ vẫn là xương sống cho an ninh và sự tồn vong của chế độ.
TS Nguyễn Việt Phương trong cuộc trao đổi với các phóng viên (Ảnh: Thu Loan)
TS Nguyễn Việt Phương trong cuộc trao đổi với các phóng viên (Ảnh: Thu Loan)
Ông đánh giá như thế nào về chính sách của ông Kim ?
Tôi đánh giá ông Kim khá năng động và chủ động. Trước 2017, ông ấy chủ động đóng toàn bộ các kênh đàm phán với bên ngoài để tập trung phát triển chương trình hạt nhân và tên lửa. Đến thời điểm chương trình đó đạt được thành quả nhất định, ông Kim cũng là người chủ động mở cửa đàm phán. Đây không phải những hoạt động mang tính tạm thời mà nằm trong chính sách tổng thể của Triều Tiên. Việc họ muốn cải cách kinh tế, muốn nâng cao đời sống của người dân chỉ có thể đạt được khi cấm vận được loại bỏ, áp lực về ngoại giao và an ninh được giảm bớt. Tôi thấy chính sách của ông Kim Jong-un tương đối nhất quán. Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều điểm khó đoán, như trước hội nghị ở Singapore họ còn dọa bỏ dự, hay ngay trước hội nghị ở Hà Nội họ tiếp tục nói rằng nếu Mỹ không dỡ bỏ cấm vận thì sẽ không đàm phán nữa. Ông Kim Jong-un luôn muốn ở thế trên trong đàm phán. Đó là điều không dễ dàng khi đàm phán với Mỹ và ít quốc gia nào trên thế giới làm được.
Tôi đánh giá ông Kim khá năng động và chủ động. Trước 2017, ông ấy chủ động đóng toàn bộ các kênh đàm phán với bên ngoài để tập trung phát triển chương trình hạt nhân và tên lửa. Đến thời điểm chương trình đó đạt được thành quả nhất định, ông Kim cũng là người chủ động mở cửa đàm phán. Đây không phải những hoạt động mang tính tạm thời mà nằm trong chính sách tổng thể của Triều Tiên. Việc họ muốn cải cách kinh tế, muốn nâng cao đời sống của người dân chỉ có thể đạt được khi cấm vận được loại bỏ, áp lực về ngoại giao và an ninh được giảm bớt. Tôi thấy chính sách của ông Kim Jong-un tương đối nhất quán. Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều điểm khó đoán, như trước hội nghị ở Singapore họ còn dọa bỏ dự, hay ngay trước hội nghị ở Hà Nội họ tiếp tục nói rằng nếu Mỹ không dỡ bỏ cấm vận thì sẽ không đàm phán nữa. Ông Kim Jong-un luôn muốn ở thế trên trong đàm phán. Đó là điều không dễ dàng khi đàm phán với Mỹ và ít quốc gia nào trên thế giới làm được.
Ông đánh giá như thế nào về vai trò của Việt Nam trong tiến trình đó ?
Nhìn chung Việt Nam đóng vai trò rất tích cực. Theo tôi thấy đây là một trong số những sự kiện mà Việt Nam thể hiện vai trò đi đầu trong việc thúc đẩy hai phía tiến lại gần nhau và đàm phán. Trong thời gian tới, Việt Nam nên tiếp tục giữ thái độ này trên trường quốc tế, tiếp tục chính sách ngoại giao chủ động để vươn lên thành một tên tuổi trong các vấn đề quốc tế.
Cảm ơn ông.
THEO TIỀN PHONG
THU LOAN (THỰC HIỆN)
THU LOAN (THỰC HIỆN)