Thực trạng hiện tại của sông Tô Lịch trước thông tin Thành phố Hà Nội sẽ triển khai làm sạch bằng công nghệ Nhật Bản

30/05/2023 352 lượt xem quantri

Trước thông tin Sông Tô Lịch sẽ được chuyên gia Nhật Bản xử lý triệt để ô nhiễm nguồn nước với công nghệ Nano Bioreactor, hãy xem những hình ảnh ô nhiễm nghiêm trọng của sông Tô Lịch đang ảnh hưởng đến môi trường của thành phố và người dân như thế nào

Sông Tô Lịch có tổng chiều dài 13,346 km từ hạ lưu cống Hoàng Quốc Việt đến sông Nhuệ và đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu thoát nước cũng như cảnh quan cho TP. Hà Nội. Lưu vực thoát nước của sông Tô Lịch rất lớn, khoảng 20 km2 thuộc các quận Cầu Giấy, Ba Đình, Đống Đa, Thanh Xuân, và huyện Thanh Trì.
Con sông này luôn được biết đến với tình trạng ô nhiễm nặng nghiêm trọng, bốc mùi hôi thối, nước sông đen kịt nhiều năm qua.
Theo ước tính của các chuyên gia môi trường, mỗi ngày có khoảng 150.000 m3 nước thải sinh hoạt và công nghệ chưa qua xử lý thải thẳng xuống dòng sông này.
Mỗi ngày, các công nhân vệ sinh phải thường xuyên thu dọn rác thải trên bề mặt sông.
Từ nhiều năm nay, dưới sức ép của quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh đã làm cho sông Tô Lịch ngày càng trở nên ô nhiễm trầm trọng.
Ghi nhận của phóng viên những ngày cuối tháng 4 cho thấy dòng nước đen đặc, bốc mùi hôi thối trên đoạn sông Tô Lịch dọc đường Kim Giang
Cứ sau 1 trận mưa rào, rác thải lại nổi lênh láng trên bề mặt sông
Công nhân phải dầm mình xuống sông Tô Lịch ban đêm để hút bùn cùng các chất cặn bã dưới lòng sông.
Tại buổi làm việc với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ngày 11/4 vừa qua, ông Tadashi Yamamura, chuyên gia Liên Hợp Quốc về môi trường, Chủ tịch Tổ chức Xúc tiến Thương mại – Môi trường Nhật Bản đề xuất tài trợ miễn phí thiết bị công nghệ bio-nano, thí điểm xử lý ô nhiễm một đoạn sông Tô Lịch và một góc hồ Tây.
“Các chuyên gia chúng tôi dự kiến sẽ mang thiết bị công nghệ hiện đại đến đặt dưới lòng sông Tô Lịch để làm sạch lòng sông. Đây là công nghệ bio-nano, tốc độ xử lý siêu nhanh, sau 3 ngày thì mùi sẽ giảm nhiều” – ông Tadashi Yamamura nói.
Trước thông tin trên, ông Phạm Văn Lâm ( Đống Đa, Hà Nội) cho rằng: tôi thấy, nước thải thải từ các cống xả mới là là nguyên nhân chính gây ô nhiễm sông Tô Lịch, vì vậy việc mang thiết bị công nghệ hiện đại đến đặt dưới lòng sông Tô Lịch để làm sạch lòng sông chưa phải là giải pháp triệt để.

Nhiều ý kiến khác cũng cho rằng, Cùng với phương án này, để sông sạch phải trông chờ vào ý thức của người dân vì ngoài dòng nước xả thải từ cống thoát thì rác thải đổ trực tiếp xuống lòng sông cũng là một vấn nạn đang tồn tại nhiều năm qua.
Ảnh: Tổng hợp
30/05/2023 352 lượt xem quantri

Có thể bạn quan tâm