Thiết bị WABTF – Biofilter quy mô nhỏ – Công nghệ Lọc sinh học

28/06/2023 428 lượt xem quantri

Lưu lượng: 1 – 10 m3/ ngày

Model:

Hãng: Westerntech

Xuất xứ: Việt Nam

Mô tả chung

Thiết bị WABTF – Biofilter quy mô nhỏ – Công nghệ Lọc sinh học

Chi tiết sản phẩm

Quy trình công nghệ thiết bị xử lý nước thải bằng công nghệ WABTF

– Hệ thống hợp khối: Hệ thống các bể xử lý nước thải theo sơ đồ dây chuyền công nghệ xác định, chế tạo sẵn nhằm đảm bảo tính ổn định và chính xác với nguyên lý và thiết kế công nghệ.

– BOD5: Chỉ tiêu ô xy hóa sinh hóa, xác định trong 5 ngày

– COD: Chỉ tiêu ô xy hóa hóa học
– Phương thức xử lý: Xử lý sinh học nước thải bằng phương pháp Lọc sinh học BTF (Bio Trickling Filter) với chi phí đầu tư và vận hành thấp.

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải được mô tả như hình vẽ dưới đây

Thiết bị xử lý nước thải công nghệ Lọc sinh học (Viết tắt là công nghệ BTF) bao gồm có các công đoạn xử lý

– Xử lý cơ học: Tách rác bằng rọ thép. Nước thải dẫn đến hệ thống xử lý được dẫn qua rọ thu rác bằng thép không rỉ, kích cỡ mắt lưới 6mm. Định kỳ nhấc lên để làm sạch rọ tránh tắc.

– Bể điều hòa: Được xây bằng gạch, đáy bằng bê tông cốt thép. Bể có dung tích 3m3 cho hệ thống xử lý nước thải có quy mô <5 m3/ ngày

– Bể chứa bùn: tương tự như bể điều hòa, được xây bằng gạch, đáy bê tông cốt thép chống thấm. Bể bùn có dung tích 2 m3 để chứa khối lượng bùn cho 6 tháng hoạt động.

– Cụm thiết bị BTF: gồm 2 bể: Bể lọc sinh học BTF, bể tách bùn và khử trùng. Thiết bị xử lý nước thải dựa trên nguyên lý lọc sinh học hiếu khí, nước thải được bơm lên giàn phun phía trên của tháp lọc BTF. Trong tháp lọc có các giá thể vi sinh chuyên dụng, dung làm chỗ trú ngụ cho các vi khuẩn hiếu khí phát triển và tiêu thụ các chất hữu cơ trong nước. Hệ vi sinh vật hiếu khí được cấp khí bởi một quạt gió cấp khí từ dưới lên, đảm bảo khả năng tiếp xúc tối đa. Một bơm bùn tuần hoàn từ bể tách bùn để bổ sung lại lượng vi sinh vật đã bị trôi theo nước thải trở lại bể BTF nhằm đảm bảo hệ vi sinh vật ổn định cho quá trình xử lý nước thải. Nước thải sau khi xử lý bằng tháp lọc BTF sẽ đi xuống bể tách bùn. Bể tách bùn có cấu tạo dạng vách ngăn đặc biệt, có tác dụng dẫn dòng làm trong nước thải trước khi khử trùng và thải ra ngoài. Thiết bị sử dụng hóa chất CaOCl2 dạng hoạt tính viên nén để khử trùng. Giải pháp này phù hợp với các quy mô công suất nhỏ, không tiêu thụ năng lượng và đầu tư thiết bị định lượng, cho chi phí đầu tư vận hành thấp. Nước thải sau khi đi qua các quá trình trong thiết bị BTF được làm sạch đáp ứng QCVN 28:2010 cột B, đủ điều kiện xả ra sông, suối hoặc hệ thống thoát nước chung. Bùn sinh học phát sinh từ hệ thống BTF được xả xuống bể chứa bùn hàng ngày và sau 6 tháng đến 1 năm phân hủy được hút đi chôn lấp hợp vệ sinh hoặc bón cây.

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ Hotline: 0985 42 12 42.

28/06/2023 428 lượt xem quantri