Quy trình lập dự án xử lý nước thải khu đô thị

12/07/2023 520 lượt xem quantri

 I. Lập nhiệm vụ và kế hoạch khảo sát:

1) Thông tin dự án:

– Làm việc với Ban quản lý phụ trách dự án thu thập thông tin đã có về dự án.
– Kết hợp với cán bộ Ban quản lý phụ trách dự án(BQL) xây dựng kế hoạch khảo sát, thu thập tài liệu.

2) Lập kế hoạch khảo sát:

– Làm việc với đơn vị chủ đầu tư thu thập thông tin sơ bộ.
– Lập kế hoạch làm việc với chính quyền địa phương, đại diện Khu đô thị được hưởng lợi trực tiếp từ dự án để thu thập tài liệu.
– Lập kế hoạch đi khảo sát thực địa khu vực dự án.

II. Làm việc với chủ đầu tư:

1) Phương tiện, kinh phí, thiết bị:

– Phương tiện: Ban quản lý phụ trách dự án chịu trách nhiệm.
– Thiết bị: Máy ảnh, máy vi tính ( nếu cần).

2)Thành phần tham dự:

– Cán bộ nhóm CNXLN cần yêu cầu BQL liên hệ với chủ đầu tư từ dự án  để làm việc với cán bộ của phòng Tài nguyên môi trường, kinh tế xã hội, quản lý đô thị… để trao đổi, thu thập số liệu và yêu cầu kết hợp trong quá trình thực hiện dự án.
– Đại diện Khu đô thị.
– Cán bộ BQL và cán bộ nhóm CNXLNT.

3) Nội dung công việc:

– Trao đổi thông tin với chủ đầu tư về khu vực dự kiến triển khai dự án.
– Làm việc với cán bộ các phòng Tài nguyên  môi trường, kinh tế xã hội, quản lý đô thị để thu thập các thông tin như trong mẫu phiếu khảo sát của nhóm CNXLN. Đặc biệt lưu ý cần chú trọng các tài liệu sau:
+ Bản đồ địa chính, bản đồ hình chính, bản đồ tiêu thoát nước.
+ Báo cáo kinh tế xã hội năm gần nhất và các quý gần nhất.
+ Báo cáo môi trường năm gần nhất và các quý gần nhất.
+ Các thông tin về quy hoạch.
+ Mức độ nghiên cứu hiện có về điều kiện địa chất địa hình tại khu vực khảo sát
+ Hiện trạng sản xuất, quy mô sản xuất,nhân lực trong các nhà máy, xí nghiệp…
+ Bản đồ hiện trạng cấp thoát nước của khu đô thị.
+ Hiện trạng XLNT của khu đô thị.
– Yêu cầu chính quyền địa phương và lãnh đạo Khu đô thị tạo điều kiện để khảo sát khu vực dự án. Khảo sát sơ bộ khu vự dự án.

4) Kết quả:

– Thu thập số liệu đầy đủ nhất có thể .
– Thống nhất được thời gian khảo sát thực địa với chính quyền địa phương và đại diện khu đô thị.
– Lập báo cáo trình cấp trên.

III. Khảo sát thực địa:

1) Phương tiện, kinh phí, thiết bị:

– Phương tiện: BQL chịu trách nhiệm
– Kinh phí: BQL chịu trách nhiệm.
– Thiết bị: Máy ảnh, GPS, laptop, máy đo khoảng cách, dụng cụ lấy mẫu nước thải.

2) Thành phần:

– Cán bộ nhóm CNXLN và cán bộ BQL ( số lượng phụ thuộc vào quy mô dự án).
– Cán bộ địa chính địa phương ( nếu cần), cán bộ của khu đô thị.

3) Nội dung công việc:

– Khoanh vùng  lưu vực phục vụ của Dự án.
– Khảo sát các tuyến cống, kênh, mương nằm trong lưu vục phục vụ của dự án (trong quá trình khảo sát lưu ý bật chế độ lưu đường của máy GPS, đánh dấu vị trí các điểm xả và các vị trí thấy cần thiết trên máy GPS):
+ Hướng dòng chảy.
+ Lưu vực phục vụ.
+ Các điểm xả.
– Nội dung của công tác khảo sát lưu lượng nước cấp, nước thải trong khu đô thị:
+ Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt  trong khu đô thị;
+ Dân số trong khu đô thị;
+ Hiện trạng hạ tầng khu đô thị: giao thông, mạng lưới điện, cấp thoát nước sinh hoạt sản xuất.
+ Tỷ lệ diện tích lấp đầy trong khu đô thị;
+ Tỷ lệ thu gom nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất;
– Nội dung của công tác khảo sát điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế – xã hội khu đô thị:
+ Vị trí địa lý của khu đô thị;
+ Điều kiện khí tượng, thủy văn: Nhiệt độ, độ ẩm không khí, mưa, lượng bốc hơi, nắng và bức xạ,…
+ Hiện trạng môi trường không khí, môi trường nước,..
+ Các loại hình sản xuất trong khu đô thị ( nếu có);
– Khảo sát địa hình vị trí dự kiến xây dựng TXL.
– Chụp ảnh hiện trường.
12/07/2023 520 lượt xem quantri

Có thể bạn quan tâm