Nhà máy xử lý nước thải Tân Hóa – Lò Gốm tìm kiếm nhà đầu tư

28/07/2023 384 lượt xem quantri

Chính quyền TPHCM đang kêu gọi nhà đầu tư dự án nhà máy xử lý nước thải lưu vực Tân Hóa – Lò Gốm với công suất 300.000 m3/ngày và vốn đầu tư ước khoảng 300 triệu đô la Mỹ theo hình thức hợp tác công tư (PPP).

Ông Lê Thanh Liêm (giữa) giám đốc Ban quản lý công trình nâng cấp đô thị TPHCM trả lời báo chí sáng nay – Ảnh: Văn Nam

Theo ông Lê Thanh Liêm, Giám đốc Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng công trình nâng cấp đô thị TPHCM, nhà máy xử lý nước thải kênh Tân Hóa – Lò Gốm dự kiến có tổng vốn đầu tư khoảng 300 triệu đô la Mỹ, có công suất đủ để xử lý toàn bộ lượng nước thải lưu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm.

Ông Liêm cũng cho biết thêm nhà máy xử lý nước thải lưu vực Tân Hóa – Lò Gốm sẽ có diện tích khoảng 22 héc ta tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh. Hiện nay toàn bộ lượng nước thải lưu vực này chỉ được thu gom qua 8km cống bao mới xây dựng rồi chảy thẳng ra kênh Tàu Hủ – Bến Nghé chứ chưa được xử lý.

“Vừa qua cũng có một số nhà đầu tư quan tâm muốn đầu tư dự án này, trong đó có nhà đầu Hàn Quốc. Hiện Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố đang soạn quy chế thu hút đầu tư theo hình thức PPP cho các dự án môi trường tại thành phố”, ông Liêm cho hay tại buổi họp báo sáng nay (31-3) thông báo về dự án thành phần số 4 cải tạo kênh và đường dọc kênh Tân Hóa – Lò Gốm thuộc tiểu dự án nâng cấp đô thị TPHCM.

Trước đó, cũng đã có một số nhà đầu tư đề xuất tham gia xây dựng một số dự án xử lý nước thải tại TPHCM theo hình thức PPP.

Liên danh gồm Công ty TNHH UE Newater Vietnam thuộc Tập đoàn UEL (Singapore) và Công ty TNHH Đầu tư xây dựng DPD muốn xây nhà máy xử lý nước thải Tây Sài Gòn công suất 150.000 m3/ngày, tổng vốn đầu tư khoảng 80 triệu đô la Mỹ, nhằm xử lý nước thải cho các các khu vực dân cư ở lưu vực Tham Lương – Bến Cát – Rạch Nước Lên, bao gồm các quận 12, Tân Phú và Bình Tân.

Liên danh nhà đầu tư gồm Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Môi trường SFC Việt Nam và Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Phú Xuân (liên danh SFC – Phú Xuân) đề xuất xây dựng nhà máy xử lý nước thải rạch Suối Nhum tại phường Linh Trung, quận Thủ Đức, với công suất 65.000 m3/ngày đêm và vốn đầu tư gần 523 tỉ đồng nhằm xử lý nước thải lưu vực thoát nước Suối Nhum, lưu vực tiêu thoát nước suối Xuân Trường, một phần lưu vực tiêu thoát nươc Suối Cái, suối Gò Cát.

Theo Trung tâm Điều hành chống ngập nước TPHCM, hiện thành phố mới có hai nhà máy xử lý nước thải hoạt động, gồm nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng công suất giai đoạn 1 là 141.000 m3/ngày, và nhà máy nước thải Bình Hưng Hòa công suất 30.000 m3/ngày, trong khi mỗi ngày thành phố thải ra tới 2 triệu mét khối nước thải.

Trong năm 2015 này dự kiến có thêm hai công trình xử lý nước thải cho TPHCM được khởi công xây dựng gồm giai đoạn 2 nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng nhằm nâng công suất từ 141.000 lên 469.000 m3/ngày (đã khởi công ngày 7-2-2015 vừa qua); và nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè công suất giai đoạn 1 là 480.000 m3/ngày với tổng vốn đầu tư khoảng 478 triệu đô la Mỹ.

Hiện nay tỷ lệ xử lý nước thải đô thị của TPHCM rất thấp, mới đạt 13,2% tổng lượng nước sinh hoạt. TPHCM đang kêu gọi đầu tư xây dựng 12 nhà máy xử lý nước thải với tổng lượng nước thải cần xử lý khoảng 3 triệu m3/ngày.

Khánh thành dự án cải tạo kênh Tân Hóa – Lò Gốm vào ngày 5-4

Theo ông Lê Thanh Liêm, Giám đốc Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng công trình nâng cấp đô thị TPHCM, dự án thành phần số 4 cải tạo kênh và đường dọc kênh Tân Hóa – Lò Gốm với tổng vốn đầu tư gần 150 triệu đô la Mỹ sẽ được khánh thành vào ngày 5-4 tới.

Ông Liêm cho biết việc cải tạo, làm đường và cống hộp hai bên kênh Tân Hóa – Lò Gốm giúp giảm ngập úng, giảm lượng rác thải dồn xuống kênh, giảm mùi hôi thối, giảm ô nhiễm nước kênh và tăng mỹ quan đô thị cho khu vực hệ thống đèn chiếu sáng, cây xanh dọc kênh. Dự án này được Ngân hàng Thế giới đánh giá rất cao.

Kênh Tân Hóa – Lò Gốm có chiều dài gần 8 km có chức năng dẫn nước mưa và nước thải kết nối ra kênh Tàu Hủ – Bến Nghé hòa vào dòng chảy sông Sài Gòn. Trước đây dọc kênh có hơn 470.000 người dân sinh sống và 15.000 doanh nghiệp sản xuất xả nước thải, rác thải trực tiếp ra kênh do chưa có hệ thống thu gom, và do vậy gây ra ô nhiễm nghiêm trọng về nguồn nước.

Home

28/07/2023 384 lượt xem quantri

Có thể bạn quan tâm