“Nhà máy xây theo công nghệ của một tập đoàn Hàn Quốc, đơn vị này đầu tư 80% kinh phí, phần còn lại là vốn đối ứng của thành phố. Đây là phương pháp nhằm dần thay thế hình thức xử lý rác bằng cách chôn lấp vốn tốn diện tích, ô nhiễm”, ông Hà nói.
(Ảnh chụp màn hình)
“Nếu xây nhà máy đốt rác lấy điện công suất 1.000 tấn mỗi ngày, vốn đầu tư 180 triệu USD. Làm một bài toán lợi nhuận thì sau 14 năm sẽ thu hồi vốn tuy nhiên các chuyên gia môi trường ít chú ý đến lĩnh vực này”, ông Tước phân tích và cho biết hiện có 3 đơn vị sẵn sàng đầu tư xây lò đốt rác phát điện.
Về thực trạng xử lý rác, ông Huỳnh Minh Nhựt – Giám đốc công ty Môi trường đô thị thành phố cho hay, đơn vị mỗi năm xử lý 10 triệu tấn rác, trong đó 70% xử lý bằng cách chôn lấp. “Thành phố ra kế hoạch đến năm nay chôn lấp chỉ còn 40% và phải đốt được 10% rác lấy điện nhưng thời điểm này vẫn giậm chân tại chỗ. Lý do vì chưa phân loại được rác hữu cơ, vô cơ lẫn lộn nên việc đốt rác hao tốn, điện năng sinh ra ít”, ông Nhựt trình bày.
(Ảnh Google)
Phó chủ tịch TP HCM nhận định, trên thế giới 80% quốc gia đã xử lý rác bằng cách đốt lấy điện, trong đó có Singapore đốt 100% rác. “Hiện thành phố giao cho Sở KHCN nghiên cứu xây dựng nhà máy đốt rác lấy điện đầu tiên. Tôi muốn TP có 7-10 nhà máy để giải quyết bài toán rác thải”, ông Hà kết luận.
Hiện nay mỗi ngày TP HCM thải ra khoảng 7.000-8.000 tấn rác, trong đó rác hữu cơ chiếm gần 82%.