Nghiên cứu mới: Vi khuẩn có thể ăn kim loại độc hại trong nước, xử lý được nước thải công nghiệp

05/08/2023 362 lượt xem quantri

Nhóm nghiên cứu Ấn Độ phát hiện ra vi khuẩn có thể ăn kim loại độc hại trong nước, xử lý được nước thải công nghiệp

Các nhà khoa học công tác tại Viện Công nghệ Ấn Độ, trực thuộc Đại học Banaras Hindu vừa phát hiện ra một chủng khuẩn có khả năng lọc kim loại độc hại khỏi nước và an toàn với người sử dụng. Trong báo cáo mới được đăng tải trên Tạp chí Kỹ sư Sinh học Môi trường, các nhà nghiên cứu đặt tên cho chủng khuẩn là “Microbacterium paraoxydans”

Giáo sư Vishal Mishra là người tách được chủng khuẩn, và sinh viên đang lấy bằng tiến sĩ Veer Singh đã dùng nó để tách được độc chất ra khỏi nước. Nếu không, kim loại trong nước sẽ gây ra nhiều bệnh trên người bao gồm ung thư hay suy giảm chức năng của gan và thận.

Theo lời các nhà nghiên cứu, chủng khuẩn có thể sống trong môi trường chứa một lượng lớn Chromium-6, do đó chúng có thể tồn tại đủ lâu trong nước nhiễm độc để tách độc tố ra khỏi nước. Nhóm tin rằng phương pháp loại bỏ độc tố bằng vi khuẩn sẽ hiệu quả hơn những phương pháp lọc thông dụng.

Các giáo sư cũng khẳng định chi phí lắp đặt hệ thống lọc nước bằng vi khuẩn cũng thấp hơn các dây chuyền hiện đại và những chất hóa học đắt đỏ. Trong các thử nghiệm với nước thải công nghiệp, kết quả có được đều làm hài lòng các chuyên gia nghiên cứu.

Việc nhân giống vi khuẩn dễ dàng sẽ giúp các tập đoàn dễ dàng tăng quy mô dây chuyền lọc nước. Công nghệ sẽ giúp cứu lấy hàng triệu người mỗi năm, khi mà nguồn nước sạch đang ngày một hiếm mà số người bỏ mạng mỗi năm vì dịch bệnh xuất phát từ nguồn nước vẫn lên tới con số triệu.

Đây có thể là nguồn sống mới cho những nước cho những nước nghèo, nhưng khu vực dân cư sống cạnh nguồn nước ô nhiễm.

Theo India Times

05/08/2023 362 lượt xem quantri