Mô hình xử lý nước thải quy mô vừa và nhỏ Johkasou của Nhật Bản

14/06/2023 844 lượt xem quantri

Vừa qua, đoàn chuyên gia xử lý môi trường Nhật Bản đã giới thiệu về Mô hình xử lý nước thải sinh hoạt quy mô vừa và nhỏ đặc biệt thích hợp cho Thủ đô Hà Nội.

Chiều qua, 14/10, ông Motohiko Sugawara, Chủ tịch Liên hợp các nhà máy xử lý nước thải Nhật Bản, Giám đốc Cty Kankyo Yume Kobo, dẫn đầu Đoàn chuyên gia xử lý môi trường Nhật Bản, đã giới thiệu với Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo và các sở, ngành chức năng TP về chuyên đề Mô hình xử lý nước thải sinh hoạt quy mô vừa và nhỏ cho khu dân cư, khu đô thị nhà cao tầng…

Ông Motohiko Sugawara là chuyên gia hàng đầu về xử lý môi trường, có bằng sáng chế đặc biệt là xử lý rác, nước thải sinh hoạt, đã chủ trì 59 công trình ở khắp Nhật Bản. Các công trình vẫn đang được sử dụng tốt, được đánh giá cao ở trong và ngoài nước Nhật. Xuất phát từ bối cảnh, quan hệ hữu nghị giữa hai nước ngày càng tốt đẹp, với tình cảm cá nhân, nay ở tuổi 63, tuy đã nghỉ hưu, nhưng ông mong muốn đem các kinh nghiệm của mình, được đóng góp xây dựng Thủ đô Hà Nội về lĩnh vực môi trường.
Cong nghe xu ly nuoc thai do ông Motohiko Sugawara đưa ra xử lý rác thải sinh hoạt là gom tập trung và chôn trong 4 bình liên thông dưới lòng đất (dạng bể phốt gia đình) đã được cấp bằng sáng chế tại Nhật Bản và được đài truyền hình BS Television Asahi phát sóng giới thiệu rộng rãi ở Nhật Bản. Theo ông Motohiko, sau xử lý, nước bảo đảm sạch có nồng độ BOD ở mức dưới 20mg/lít nước, đạt tiêu chuẩn theo Luật môi trường Nhật Bản,nuôi cá vàng sống… Ông cũng cho biết, phương pháp và thiết bị xử lý này có thể lắp đặt hộ gia đình 6, 8, 10 người hoặc khu dân cư, khu tập thể, khu đô thị quy mô 500 hộ gia đình, rất phù hợp với đô thị Hà Nội. Ông còn cho biết, một số nước châu Á muốn được chuyển giao công nghệ này nhưng ông chỉ muốn giúp TP Hà Nội… Ông đề nghị TP cho phép xây dựng thí điểm các mô hình mẫu, gồm: Hộ gia đình 5 đến 10 người; cụm dân cư (10 đến 50 hộ gia đình), và khu chung cư nhà cao tầng có 200 đến 500 hộ gia đình, thời gian thực hiện vào năm 2010.
Chủ tịch TP Nguyễn Thế Thảo hoan nghênh các chuyên gia Nhật Bản và đánh giá mô hình xử lý rác, nước thải sinh hoạt vừa và nhỏ là phù hợp với đặc điểm sinh hoạt dân cư nội thành Hà Nội. Chủ tịch đề nghị đoàn chuyên gia và các ngành chức năng TP làm rõ hơn về quy mô, đất sử dụng, chi phí đầu tư, trong đó phần thuộc nhà nước, nhà đầu tư; công tác quản lý, chi phí vận hành khai thác… và giao cho các sở Kế hoạch- Đầu tư, Xây dựng, Quy hoạch – Kiến trúc… cùng nghiên cứu, báo cáo TP xem xét, ứng dụng.
“. . .Theo ông Motohiko, sau xử lý nước thải sinh hoạt theo phương pháp này, nước bảo đảm sạch có nồng độ BOD ở mức dưới 20mg/lít nước, đạt tiêu chuẩn theo Luật môi trường Nhật Bản,nuôi cá vàng sống… Ông cũng cho biết, phương pháp và thiết bị xử lý này có thể lắp đặt hộ gia đình 6, 8, 10 người hoặc khu dân cư, khu tập thể, khu đô thị quy mô 500 hộ gia đình, rất phù hợp với đô thị Hà Nội. . . Ông đề nghị TP cho phép xây dựng thí điểm các mô hình mẫu, gồm: Hộ gia đình 5 đến 10 người; cụm dân cư (10 đến 50 hộ gia đình), và khu chung cư nhà cao tầng có 200 đến 500 hộ gia đình”.

Công nghệ trên đây chính là bể johkasou mà ngày nay đã được xã hội hoá ở Nhật Bản. Tại Việt Nam, Hactra., Jsc đã tìm hiểu và đưa vào thử nghiệm Johkasou tại tầng 1 Khu đô thị mới Dịch Vọng, Từ Liêm Hà Nội.

(Theo Người Lao Động)

14/06/2023 844 lượt xem quantri

Có thể bạn quan tâm