“Lá kỹ thuật sinh học” biến ảnh sáng mặt trời thành phân bón

16/06/2023 359 lượt xem quantri

Thiết bị này có thể được sử dụng để giúp tăng năng suất cây trồng ở các nước đang phát triển và giúp khắc phục nạn đói trên thế giới.

Các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Harvard hy vọng điều đó giúp ngăn ngừa cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu do tình trạng bùng nổ dân số trên thế giới.

Họ tin rằng sáng tạo của họ- sử dụng vi khuẩn, ánh sáng mặt trời, nước và không khí để làm phân bón cho đất trồng cây- có thể giúp thúc đẩy cuộc cách mạng nông nghiệp tiếp theo.

Trưởng nhóm nghiên cứu là TS. Daniel Nocera- nhà nghiên cứu hàng đầu về hóa sinh, người được biết đến với công trình lá nhân tạo. Nghiên cứu trước đây của ông đem đến sự phát triển của thiết bị lá bionic- cung cấp sự tăng trưởng và nhiên liệu lớn hơn quá trình quang hợp tự nhiên. Họ kết luận điều này bằng cách đo lượng ammonia mà hệ thống sản xuất.

Bằng chứng cụ thể là củ cải họ sản xuất trong 5 năm qua, được trồng bằng phân bón chỉ sử dụng vi khuẩn, ánh sáng mặt trời, nước và không khí. Cải trồng với phân bón bằng lá bionic nặng gấp 150% so với cây trồng kiểm soát.

Nhóm nghiên cứu sẽ giới thiệu công trình này trong cuộc họp lần thứ 253 của Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ.

Lá nhân tạo của TS. Nocera là một thiết bị bắt chước lá tự nhiên bằng cách tách nước thành hydro và oxy khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Lá bionic sau đó đưa vi khuẩn Ralstonia eutropha vào quá trình. Vi khuẩn tiêu thụ khí hydro và lấy khí carbon dioxide ra khỏi không khí và biến nó thành phân lỏng.

Để đảm bảo công trình này hoạt động, nhóm của ông đã chuyển chất xúc tác niken-molybdenum- kẽm- chất độc hại đối với vi khuẩn- thành hợp kim coban và phốt pho thân thiện với vi khuẩn.

(Nguồn: Theo baovinhlong)
16/06/2023 359 lượt xem quantri

Có thể bạn quan tâm