Kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp môi trường và tiết kiệm năng lượng

14/06/2023 340 lượt xem quantri
Môi trường và tiết kiệm năng lượng là một trong 6 ngành công nghiệp ưu tiên phát triển nhằm đổi mới công nghệ, tăng trưởng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia.

Ngày 01 tháng 08 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số1292/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp môi trường và tiết kiệm năng lượng thực hiện Chiến lược Công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 theo Quyết định số 1043/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Môi trường và tiết kiệm năng lượng là một trong 6 ngành công nghiệp ưu tiên phát triển nhằm đổi mới công nghệ, tăng trưởng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia.

Tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và tiêu dùng đang được quan tâm của toàn xã hội. Nhu cầu về công nghệ và thiết bị công nghiệp môi trường đến năm 2020 được xác định là rất cao. Tuy nhiên, các sản phẩm thiết bị tiết kiệm năng lượng hoặc sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo chưa được phát triển nhiều. Hiện tại mới chỉ có một số ít chủng loại thiết bị tiết kiệm năng lượng được sản xuất và sử dụng như bóng đèn compact, đèn LED, vòng bi rãnh sâu trong động cơ điện, quạt điện, máy giặt, điều hòa không khí sử dụng biến tần, nồi cơm điện và tủ lạnh v.v… Năng lực ngành công nghiệp môi trường vẫn còn yếu kém, đến nay mới đáp ứng 2-3% nhu cầu xử lý nước thải đô thị, 15% nhu cầu xử lý chất thải rắn, khoảng 14% nhu cầu xử lý chất thải nguy hại; nhiều lĩnh vực tái chế như tái chế dầu thải, nhựa phế liệu, chất thải điện, điện tử v.v.. chưa phát triển. Kết quả thu hút các nguồn vốn đầu tư vào phát triển ngành công nghiệp môi trường và tiết kiệm năng lượng còn thấp, chưa tương xứng với yêu cầu của xã hội.

Kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp môi trường và tiết kiệm năng lượng này nhằm mục tiêu thu hút đầu tư phát triển, chuyển giao công nghệ phát triển ngành công nghiệp môi trường và tiết kiệm năng lượng để doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng quốc gia… Đến năm 2020, phát triển mạnh ngành công nghiệp môi trường và tiết kiệm năng lượng đến năm 2020 trở thành ngành công nghiệp chủ lực, có đóng góp quan trọng trong nền kinh tế, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu xử lý ô nhiễm môi trường, sử dụng năng lượng bền vững.

Kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp môi trường và tiết kiệm năng lượng gồm 36 hành động, chia theo lĩnh vực (Phụ lục kèm theo Quyết định số 1292/QĐ-TTg) như sau:

a) Lĩnh vực sản xuất thiết bị xử lý môi trường: từ hành động số 1 đến số 6.

b) Lĩnh vực dịch vụ môi trường: từ hành động số 7 đến số 11.

c) Lĩnh vực tái chế, tái sử dụng chất thải: từ hành động số 12 đến số 16.

d) Lĩnh vực tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính: từ hành động số 17 đến số 25.

đ) Lĩnh vực cơ chế, chính sách và các hoạt động hỗ trợ: từ hành động số 26 đến số 36.

Kinh phí để thực hiện Kế hoạch hành động được huy động từ các nguồn vốn: Ngân sách nhà nước, vốn viện trợ quốc tế, vốn huy động từ xã hội, đầu tư nước ngoài và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Mời độc giả xem thêm về “Chiến lược công nghiệp hóa hợp tác Việt Nam – Nhật Bản đến năm 2020, tầm nhìn 2030” trên Cổng thông tin doanh nghiệp

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành (Minh Tú).

14/06/2023 340 lượt xem quantri

Có thể bạn quan tâm