Hà Nội đưa vào hoạt động 15 trạm quan trắc nước thải tự động

17/07/2023 298 lượt xem quantri
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, trong 2 năm 2016-2017, TP Hà Nội đã hoàn thành lắp đặt và đưa vào hoạt động ổn định 10 trạm quan trắc không khí tự động và 5 trạm cung cấp nước mặt tự động. Ngoài ra, thành phố lắp đặt trạm quan trắc môi trường di động, tự động không khí tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn (huyện Sóc Sơn). Số liệu thu được từ trạm quan trắc được truyền về Trung tâm truyền nhận để xử lý, quản lý dữ liệu, phục vụ công tác quản lý nhà nước và cảnh báo tình trạng ô nhiễm môi trường – Báo Hà Nội mới thông tin.
Trước đó theo Báo Tiền phong đưa tin, Hà Nội cũng đã đầu tư xe quan trắc không khí lưu động và trạm quan trắc nước thải tự động tại các khu xử lý chất thải rắn tập trung của thành phố. Hiện đang tiến hành các thủ tục tiếp nhận 20 trạm quan trắc không khí tự động cố định do Pháp tài trợ gồm: 2 trạm quan trắc môi trường nền, 9 trạm quan trắc tại các điểm nút giao thông có mật độ giao thông lớn và 9 trạm đặt tại các khu đô thị tập trung đông dân cư… Hiện TP Hà Nội đang chuẩn bị tiếp nhận thêm 2 trạm quan trắc nước tự động tại xã Phụng Châu (huyện Chương Mỹ) và trạm bơm xã Tả Thanh Oai (huyện Thanh Trì) do Bộ Tài nguyên và Môi trường làm chủ đầu tư.
Bình Dương biến rác thải thành điện
Người Lao Động đưa tin ngày 10-1, UBND tỉnh Bình Dương công bố hoàn thành giai đoạn 2 của dự án xây dựng Khu liên hợp xử lý chất thải Bình Dương (tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương). Một ngày, khu liên hợp này có thể tiếp nhận xử lý 3.000 tấn rác sinh hoạt và hơn 1.000 tấn rác công nghiệp. Rác sau khi xử lý sẽ biến thành phân bón compost (công suất 840 tấn phân/ngày, bán ra thị trường), thành điện (công suất 820 KW, phục vụ vận hành dây chuyền xử lý rác), thành nguyên liệu làm gạch (hàng trăm tấn/ngày, bán ra thị trường).
Với vốn đầu tư hơn 30 triệu USD, dự án xử lý rác thải này được thứ trưởng Bộ Xây Dựng Phan Thị Mỹ Linh đánh giá là “khoa học, văn minh”. Một số chuyên gia đánh giá khu liên hợp xử lý này là “hiện đại nhất Việt Nam”. Lãnh đạo công ty cổ phần nước môi trường Bình Dương (chủ đầu tư) cho biết dự án này được chuyên gia Phần Lan hỗ trợ rất nhiều về mặt công nghệ, đặc biệt là công nghệ ủ rác thải để thu khí biogas rồi dùng khí này làm nhiên liệu chạy tổ hợp máy phát điện công suất lớn. Công nghệ biến rác thành điện đang được triển khai thí điểm tại nhiều nơi trong cả nước trong đó có TP HCM, Cần Thơ….
Thành phố Hồ Chí Minh hiện có trên 30 đại lý vận chuyển chất thải nguy hại
Thành phố Hồ Chí Minh hiện có trên 30 đại lý vận chuyển chất thải nguy hại và 12 cơ cở được cấp phép xử lý chất thải nguy hại với tổng công suất tiếp nhận xử lý 251 tấn/ngày. Hầu hết các bãi chôn lấp của TP.HCM nằm trên vùng đất yếu, ngập nước (bãi chôn lấp ở Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước – huyện Bình Chánh và các bãi chôn lấp ở Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc – huyện Củ Chi). Ngoài ra với chiều dài khoảng 80 km, rộng 26 km nên việc đặt 02 khu xử lý chất thải tại Củ Chi và Bình Chánh hiện nay cũng nhằm đảm bảo cự ly vận chuyển, điều phối chất thảihợp lý trên địa bàn Thành phố.
Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh mỗi ngày trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay khoảng 8.700 tấn chủ yếu phát sinh từ các nguồn như: khu vực dân cư, cơ quan, khách sạn, nhà hàng, cơ sở sản xuất, khu vực công cộng, trung tâm thương mại, chợ,… và được thu gom, vận chuyển về 02 khu liên hợp xử lý rác . Ngoài ra, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện có 5 bãi chôn lấp đã ngưng tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt chất thải của thành phố để xử lý, với các công trình, nhà máy xử lý rác.
Cà Mau đã bố trí kinh phí sự nghiệp về môi trường gần 350 tỷ đồng
Báo nhân dân đưa tin, thông tin trên được nêu tại Hội nghị Tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU của Tỉnh ủy Cà Mau (khóa XIV) về bảo vệ môi trường (BVMT), thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng (BĐKH-NBD) đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Giai đoạn 2012-2015, Cà Mau đã bố trí kinh phí sự nghiệp về môi trường gần 350 tỷ đồng (tương đương 1% ngân sách hằng năm của tỉnh) để đầu tư, xử lý các vấn đề về môi trường. Theo báo cáo của BCH Đảng bộ tỉnh, hiện Cà Mau có 6.849 cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, trong đó tập trung phần lớn ở 2 khu công nghiệp và 5 cụm công nghiệp.
Tình trạng gây ô nhiễm vẫn đang xảy ra ở khu công nghiệp Hòa Trung và cụm công nghiệp Sông Đốc, gây ảnh hưởng lớn đến môi trường nước mặt và không khí, báo Cà Mau đưa tin. Báo nhân dân cho biết, qua công tác chuyên ngành, từ năm 2012-2017, cơ quan chức năng tỉnh đã kiểm tra 300 cơ sở và phát hiện, xử phạt hành chính 75 cơ sở với tổng số tiền gần 2,7 tỷ đồng. Đó là chưa tính con số hơn 2,7 tỷ đồng mà Cảnh sát môi trường (Công an tỉnh) và UBND các huyện, TP Cà Mau xử phạt các cơ sở gây ô nhiễm môi trường tại địa phương trong thời gian nêu trên. Báo Cà Mau cho biết thêm, trên cơ sở các chiến lược, kế hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu, UBND tỉnh đã cụ thể hóa tình hình của tỉnh, đã có 39 dự án ưu tiên cấp thiết với tổng dự toán kinh phí hơn 5.700 tỷ đồng.
Thử nghiệm đất nung chống biến đổi khí hậu
Đất nung đã được sử dụng như vật liệu xây dựng phổ biến trong hàng ngàn năm. Ngày nay, các kiến trúc sư, nhà nghiên cứu về vật liệu gốm sứ, kỹ sư đã nghiên cứu về khả năng chống biến đổi khí hậu của loại vật liệu này. Đại học Buffalo (UB), Hoa Kỳ đã tổ chức một hội thảo về Gốm sứ trong kiến trúc đã được tổ chức để thảo luận về các thiết kế thân thiện với môi trường làm từ đất nung. Terracotta là loại vật liệu bền có tuổi đời hàng trăm năm, cung cấp một hệ thống chuyển đổi tự nhiên giữa nước và nhiệt và có thể được điêu khắc, chuyển đổi các công trình xây dựng thành tác phẩm nghệ thuật.
Kiến trúc sư Omar Khan – một trong những nhà tổ chức hội thảo cho biết: “Các tòa nhà sử dụng đến 2/3 tổng mức tiêu thụ năng lượng và thải ra hơn một nửa lượng khí thải nhà kính trên toàn thế giới. Tuy nhiên, các vật liệu và phương pháp xây dựng và lắp ráp mặt tiền các tòa nhà vẫn chưa được đổi mới từ những năm 1950. Bề mặt của công trình cần phải thích ứng và giúp giảm nhẹ những thay đổi do yếu tố môi trường xung quanh. Thiết kế sinh học mới của UB có thể thay đổi mô hình, tăng độ bền và khả năng sử dụng của mặt tiền tòa nhà”.
Nguồn: moitruong.com.vn
17/07/2023 298 lượt xem quantri