1. Giới thiệu chung
Công nghệ SBRV sẽ giúp cho việc vận hành của toàn bộ hệ thống đơn giản hơn nhiều và giảm chi phí đầu tư cũng như vận hành quá trình. Lợi ích của Hệ thống SBRV lớn hơn rất nhiều so với công nghệ SBR và công nghệ sinh học truyền thống sẽ được chỉ ra trong phần so sánh dưới dây.Về kích thước các bể trong các hạng mục xử lý thì công nghệ SBRV cũng giống như công nghệ xử lý nước thải truyền thống. Tuy nhiên số lượng bể cho một dây chuyền xử lý là rất ít (SBRV không dùng bể lắng sơ cấp và thứ cấp ), Khác biệt rất lớn về chi phí đầu tư nằm ở phần thiết bị sử dụng. Hiệu quả vận hành của SBRV được khẳng định bằng rất nhiều công trình đã và đang hoạt động hiệu quả tại Việt Nam và trên toàn Thế Giới.Mô tả công nghệ xử lý sinh học.
Trong một chu trình xử lý gồm các quá trình:
-
Cấp khí, nước thải vào để tiến hành oxi hóa sinh học (Fill aeration-aeration (F/A))
-
Lắng và làm trong nước (Settlement – S)
-
Lọc nước trong ra (Decanting – D)
Quá trình xử lý được diễn ra theo từng mẻ lặp đi lặp lại. Trong suốt thời gian xử lý sinh học của một mẻ lượng nước trong bể được cấp vào và tăng dần lên từ mức nước vận hành thấp nhất. Quá trình sục khí và khuấy trộn diễn ra liên tục, vi sinh vật hoạt động mạnh phân hủy hữu cơ và tạo ra bông sinh học. Sau đó ngừng cấp khí và nước thải để tiến hành quá trình lắng bông sinh học xuống đáy bể và hút bùn sinh học. Tiếp theo là lọc gạn nước trong ra ngoài bằng hệ thống thiết bị lọc DECANTER có khả năng di chuyển lên xuống theo chiều cao của mực nước. Tới khi mực nước trong bể giảm xuống tới mức thấp nhất thì quá trình lọc dừng lại và chu kỳ kết thúc. Quá trình cấp nước cho chu kỳ tiếp theo được bắt đầu thực hiện.
2. Điều khiển tốc độ xử lý sinh học:
Điều khiển tốc độ quá trình bằng việc sử dụng các thiết bị đo nồng độ oxi hòa tan (DO online) kết hợp với thiết bị đo lường tỷ lệ hô hấp oxi của sinh vật cho toàn bộ quá trình.
Bằng phương pháp này, quá trình trao đổi chất của của sinh khối được tính toán đo đạc thực tế để kiểm soát quá trình.
Nhờ có phương pháp kiểm soát quá trình hiện đại trên nên hệ thống tiết kiệm được it nhất 15% năng lượng trong khi vận hành vì lượng oxi sử dụng là nhỏ hơn 1mg/l (trong khi các công nghệ khác ít nhất là 2mg/l)
4. Ưu điểm của ngăn sinh hoc selector
Việc kết hợp giữa ngăn Selector với bể phản ứng sinh học tạo ra một sự khác biệt lớn so với các công nghệ SBR trước đó.
Nhờ vậy quá trình Fill-AERATE thay thế quá trình FILL & FILL-ANOXIC-MIX trong từng mẻ nên hệ thống đơn giản hơn rất nhiều, đảm bảo bùn sinh học hiệu quả hơn nhiều đồng thời giảm chi phí đầu tư xây dựng
Ngăn selectror được thiết kế đặc biệt có thể tự đảo trộn dòng nước, tránh việc lắng đọng cục bộ, đồng thời duy trì hàm lượng bùn ở mức độ cực lớn, tạo điều kiện hết sức thuận lợi để bẻ gẫy các liên kết hữu cơ khó phân hủy (thường ở dạng mạch dài hoặc mạch tròn), tạo thành các mạch ngắn dễ dàng phân hủy. Đồng thời tại đây duy trì môi trường thiếu khí/yếm khí, tạo điều kiện cho quá trình phân hủy Nito và phốt pho diễn ra mãnh liệt. Đồng thời, việc tuần hoàn và duy trì hàm lượng bùn rất lớn tại ngăn Selector sẽ tránh hiện tượng trương nở bùn / phát triển của vi sinh vật dạng sợi, do đó tốc độ lắng của bông bùn cao nhất, vì vậy thời gian lắng của công nghệ SBRV chỉ bằng ½ so với các công nghệ khác. Điều này tương đương với việc tiết kiệm được diện tích bể ở mức độ nhỏ nhất.
5. Hoạt động đơn giản
Toàn bộ hệ thống bể SBRV được điều khiển tự động hóa hoàn toàn bởi hệ thống điều khiển PLC và các van điều khiển tự động. Dựa trên những thông số thực nghiệm vận hành của từng nhà máy chúng tôi sẽ lập trình, cài đặt phần mềm cho riêng nhà máy đó. Việc lập trình riêng phần mềm cho từng nhà máy theo thực nghiệm là yếu tố cần thiết để giảm chi phí vận hành hệ thống và đảm bảo chất lượng nước sau xử lý. Khoảng thời gian của các quá trình trong chu kỳ hoạt động, chế độ chuyển bước, hoạt động của decanter, chế độ bơm bùn, cấp khí, đóng mở các van … đều được điều khiển tự động bởi hệ thống PLC.
Hãy liên hệ ngay hôm nay để được hỗ trợ và tư vấn tốt nhất. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ Hotline: 0967 608 585.