Cần hơn 50.000 quy hoạch thoát nước, chống ngập cho TP Hồ Chí Minh

15/06/2023 293 lượt xem quantri

Từ nhiều năm trở lại đây, mỗi khi xảy ra mưa lớn cùng với nhiều đợt triều cường, nhiều khu vực – tuyến đường tại TP Hồ Chí Minh ngập chìm trong biển nước khiến cuộc sống lao động và sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Ngày 16.6, tại cuộc họp bàn về kế hoạch chống ngập trên địa bàn thành phố, Trung tâm chống ngập nước TP.HCM dự báo để đảm bảo các quận 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, Gò Vấp và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Hóc Môn không bị ngập cần phải xây dựng 8 cống kiểm soát triều.

Theo Trung tâm chống ngập nước TP.HCM, các điểm xây dựng cống kiểm soát triều là cống Vàm Thuật, Rạch Nước Lên, Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô và Phú Định. Ngoài ra, cần xây dựng 68 cống nhỏ và tuyến đê bao đoạn từ cống Vàm Thuật đến cống Mương Chuối dài 35km; xây dựng tuyến đê men theo bờ cao sông Sài Gòn và Nhà Bè (theo như phương án tuyến thuộc dự án Đê ven sông Sài Gòn từ Vàm Thuật đến Kinh Lộ); đoạn từ cống Mương Chuối đến cống Phú Định đi theo các tuyến đường Nguyễn Bình, Nguyễn Văn Tạo, Long Thới-Nhơn Đức, Lê Văn Lương tiếp tục đi theo đê hiện hữu men theo rạch Tôm, sông Cần Giuộc đến Quốc lộ 50; đoạn từ sau cống Phú Định kết nối với tuyến đê hệ thống thủy lợi Hóc Môn, Bình Chánh (đi theo các tuyến đường Dương Đình Cúc – Thế Lữ – Thích Thiện Hòa – Mai Bá Hương – Thanh Niên – Bờ nam rạch Tra).

Theo kế hoạch, các dự án trên sẽ được thực hiện từ nay đến năm 2018. Sau năm 2018 sẽ hoàn thành công tác chống ngập do triều và lũ cho toàn bộ vùng 1, vùng 2 thuộc quy hoạch 1547, cụ thể hoàn thành hệ thống kênh tiêu, đê bao, hồ điều tiết, trạm bơm, cống kiểm soát triều.

Để thực hiện được những hạng mục công trình trên, từ nay đến năm 2020 (cho cả 3 lĩnh vực gồm thoát nước mưa, kiểm soát triều và xử lý nước thải) thành phố cần 51.317 tỉ đồng. Trong đó, cải tạo, xây dựng hệ thống thoát nước 11.610 tỉ đồng; xây dựng 4 nhà máy xử lý nước thải 29.854 tỉ đồng; đê bao, cống kiểm soát triều 9.853 tỉ đồng. Kinh phí thực hiện các dự án cải tạo, xây dựng hệ thống thoát nước dự kiến bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, 4 dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải kêu gọi đầu tư bằng hình thức PPP, còn lại là vốn vay.

Trước đó, Văn phòng Chính phủ đã có thông báo kết luận của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải về tình hình thực hiện các quy hoạch tiêu – thoát nước và chống ngập úng khu vực  TP.HCM. Phó thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn và UBND TP.HCM khẩn trương hoàn thiện báo cáo về tình hình thực hiện các quy hoạch liên quan đến tiêu – thoát nước, chống ngập úng khu vực TP.HCM để báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6.

Cụ thể Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn chuẩn bị báo cáo chung về phương án giải quyết chống ngập cho khu vực TP.HCM, việc thực hiện Quyết định số 1547/QĐ-TTg ngày 28.10.2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực TP.HCM.

Chỉ đạo của Phó thủ tướng cũng yêu cầu các báo cáo trên cần nêu rõ mục tiêu đặt ra tại quyết định phê duyệt; kết quả thực hiện cho đến nay, số vốn đã đầu tư theo các nguồn vốn, những kết quả tiêu – thoát nước, giảm ngập đã đạt được; những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; thách thức đặt ra và kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể trong thời gian tới, dự kiến kết quả đạt được theo từng giai đoạn, nhu cầu vốn đầu tư và đề xuất nguồn vốn đầu tư…

Phó thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì làm việc cụ thể với các bộ Tài chính, Nông nghiệp – Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, UBND TP.HCM và các cơ quan liên quan để thống nhất phương án xử lý vốn đối với từng dự án đầu tư thuộc các Quy hoạch tiêu thoát nước và chống ngập úng khu vực TP.HCM.

Trong nhiều năm qua, để hạn chế tình trạng ngập nước trên địa bàn, TP.HCM cũng đã đầu tư hàng nghìn tỉ đồng thực hiện các dự án chống ngập do mưa và triều cường. Tuy nhiên, khi vừa xóa điểm ngập này, nhiều khu vực trên địa bàn thành phố lại tiếp tục phát sinh điểm ngập khác, trong đó phát sinh nhiều nhất là những điểm ngập ở khu vực ngoại thành. Cụ thể, theo kết quả khảo sát thực tế của Sở Giao thông vận tải TP.HCM, đến cuối năm 2014, toàn thành phố có tới 33 điểm tái ngập và 29 điểm ngập mới phát sinh.

(Theo Quang Huy)

15/06/2023 293 lượt xem quantri

Có thể bạn quan tâm