Bài toán khó xử lý nước thải cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

13/06/2023 386 lượt xem quantri
Vấn đề xử lý chất thải, nước thải từ lâu đã trở thành nan giải đối với cơ sở sản xuất trên địa bàn TP.HCM, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ bởi kinh phí xây dựng không hề nhỏ.

Tính đến cuối năm 2014, trên địa bàn TP.HCM có 464 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm, gần 371 cơ sở không phù hợp quy hoạch và 39 cơ sở sản xuất nằm xem kẻ trong khu dân cư gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố, rất khó xử lý các cơ sở sản xuất vi phạm khi chưa tách biệt giữa cơ sở không hợp quy hoạch xây dựng và gây ô nhiễm môi trường. Đối với các doanh nghiệp trong khu dân cư khi phát hiện vi phạm về gây ô nhiễm môi trường, biện pháp xử lý là sẽ tiến hành di dời.

Đến cuối tháng 9/2015, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã xử lý được 27 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm. Tuy nhiên vẫn còn đó hơn chục cơ sở được xác định gây ô nhiễm nghiêm trọng đang đe dọa đến sức khỏe người dân địa phương cơ sở đóng.

Mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã lập danh sách báo cáo, đề xuất phương án xử lý cơ sở vi phạm đến Bộ Tài nguyên và Môi trường. Theo đó, sở đề nghị 7 cơ sở sản xuất gấp rút nâng cấp, xây dựng hệ thống xử lý nước thải và 5 cơ sở phải di dời đi nơi khác.

Trong cuộc họp với các đơn vị có liên quan ngày 2/12, ông Tất Thành Cang – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM đã chỉ đạo cần phải giải quyết dứt điểm tình trạng cơ sở sản xuất ô nhiễm môi trường trên địa bàn TP.HCM, nhất là các cơ sở nằm xen kẻ trong khu dân cư. Cần phải làm quyết liệt để bảo vệ sức khỏe của người dân.

Xử lý chất thải, trong đó có nước thải, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang là vấn đề nan giải. Theo ông Phạm Ngọc Hưng – Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM, đa số các doanh nghiệp sản xuất nhỏ lẻ đều nằm trong khu dân cư. Cơ sở sản xuất nhỏ thì thường không có kinh phí để xây dựng một hệ thống xử lý chất thải đúng tiêu chuẩn. Chính vì thế mà các chủ doanh nghiệp lơ là khâu này.

Đại diện một doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo tài Quận Bình Tân, TP.HCM cho rằng, ngoài kinh phí xây dựng hệ thống, còn có khó khăn là doanh nghiệp không được tiếp cận hệ thống, công nghệ xử lý chất thải hiện đại. Vì thế nên chuyện cơ sở có làm hệ thống nhưng sau thời gian ngắn đã xuống cấp. Cũng theo vị đại diện này, thường các cơ sở nhỏ áp dụng phương pháp đào hầm lọc nước thải.

 

Ông Kao Siêu Lực – Giám đốc hãng bánh ABC Bakery cho biết, phương pháp đào hầm các cơ sở sản xuất nhỏ áp dụng hiện nay chưa thật sự hiệu quả và vì kinh phí thấp nên được sử dụng nhiều. Tuy nhiên, nhược điểm của hệ thống này là thời gian sử dụng không lâu.

Tham quan những mô hình xử lý chất thải ở một số nước, ông Kao Siêu Lực thấy tại Sigapore, Hồng Kông hay Nhật Bản, các doanh nghiệp không dùng hệ thống đào hầm mà bằng thết bị lọc thông minh, an toàn cho môi trường. Chất thải hữu cơ còn được lấy ra tái chế lại.

Một trong nhiều thiết bị xử lý nước thải chuyên dùng từ Nhật Bản dành cho các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo quy mô vừa và nhỏ được ông Kao Siêu Lực học hỏi là máy sơ chế nước thải.

 

Ông Kao Siêu Lực (bìa phải) giới thiệu về thiết bị xử lý nước thải dùng cho các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ.

Ông Kao Siêu Lực cho biết, thiết bị này có công suất xử lý hơn 2m3 nước/giờ.  Ưu điểm của thiết bị xử lý này là gọn nhẹ, dễ dàng vệ sinh và giá thành rất thấp, từ 8 – 10 triệu đồng/thiết bị. Dầu mỡ thải có thể được tái chế làm xà bông. Thiết bị phù hợp cho các cơ sở sàn xuất bánh, bếp ăn tập thể ở các khu công nghiệp hay trong gia đình.

Theo ông Kao Siêu Lực, đây là thiết bị được sản xuất theo mẫu của một đơn vị ở Nhật Bản, trong thời gian tới ông cùng các cộng sự sẽ tiếp tục cải tiến để phù hợp hơn với điều kiện của cơ sở sản xuất trong nước.

13/06/2023 386 lượt xem quantri

Có thể bạn quan tâm