Thất thoát nước ở Việt Nam và biện pháp giảm tỷ lệ thất thoát nước

14/06/2023 1990 lượt xem quantri
THẤT THOÁT NƯỚC Ở VIỆT NAM
 VÀ BIỆN PHÁP GIẢM TỶ LỆ THẤT THOÁT NƯỚC
Trần Thanh Thảo – Trưởng khoa KTHTĐT
*Hiện trạng thất thoát nước ở Việt Nam và nguyên nhân chủ yếu
Chống thất thoát nước đã được cơ quan chức năng hô hào trong nhiều năm qua những tỉ lệ thất thoát nước vẫn còn ở mức khá cao.
Chỉ tính riêng sản lượng nước của thành phố Hồ Chí Minh đã chiếm khoảng 1/3 so với toàn quốc, còn nếu gộp cả Hà nội vào thì sản lượng nước của 2 thành phố lớn này chiếm gần phân nữa sản lượng nước toàn quốc.
Cả 2 thành phố đều có mức thất thoát nước trên dươi 40%, nên đã kéo mức thất thoát toàn quốc lên khá cao: Trên thế giới, các nước tiên tiến có tỷ lệ thất thoát nước sạch trung bình khoảng 15%, các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng dao động trong khoảng 20 – 30%, thất thoát cao nhất là Philippin tới 60%.
Nguyên nhân đầu tiên của việc thất thoát nước sạch là do đường ống cũ. Hiện tại ở thành phố HCM còn có đến 10% các đường ống 30 – 40 năm tuổi, tại Hà Nội số đường ống cũ này nằm ở khu vực phố cổ. Việc cải tạo đường ống này rất phức tạp, tốn kém. Hầu như không thể cải tạo toàn tuyến mà chỉ sửa được từng điểm đường ống bị rò rỉ.
Nguyên nhân thứ hai là do đào đường tràn lan, thi công các công trình xây dựng cũng gây vỡ đường ống cấp nước.
Nguyên nhân thứ ba là nạn ăn cắp nước sạch cũng làm tăng tỷ lệ thất thoát nước, hiện nay cách ăn cắp phổ biến là khoan thẳng vào mạng đường ống, lắp đặt ống riêng để sử dụng không qua đồng hồ đo nước. Tình trạng này không chỉ gây thất thoát nước mà còn gây hại cho đường ống chính, có thể vỡ rò rỉ…
* Biện pháp giảm tỷ lệ thất thoát nước
“Chỉ cần giảm 1% tỷ lệ thất thoát nước là xem như có thêm một lượng nước đủ cung cấp cho một phường” (Bùi Sỹ Hoàng – Phó Giám đốc Công ty cấp nước TPHCM). Điều này cho thấy lợi ích lớn lao của việc hạ thấp tỷ lệ thất thoát nước.
Công tác chống thất thoát cần nhất vào sự giúp đỡ của đông đảo người dân, trong đó vận động nhân dân cung cấp thông tin báo bể qua đường dây nóng là phương pháp hữu hiệu nhất.
Ngoài ra công tác áp dụng các biện pháp kỹ thuật như lắp đặt đồng hồ tổng ở từng khu vực trong địa bàn công ty cấp nước quản lý cũng làm giảm bớt tỷ lệ thất thoát nước
Có nhiều biện pháp để giảm tỷ lệ nước thất thoát trong bài viết này tôi xin trình bày một số mô hình quản lý thất thoát rất có hiệu quả mà ở Việt Nam nói chung và các tỉnh đồng bằng sông cửu long nói riêng đang tiến hành thực hiện và cho kết quả tương đối khả quan là phải quản lý chặt chẽ về mặt áp lực trên đường ống cấp nước, tiến hành bảo dưỡng toàn bộ hệ thống mạng lưới cấp nước trong khu vực mà đơn vị mình phụ trách, công tác tay nghề sửa chữa của công nhân cần phải được nâng cao trên cơ sở đào tạo thường xuyên những khóa tập huấn về việc nâng cao tay nghề, nâng cao bậc thợ, giảm thất thoát chủ động trong công tác quản lý
Nếu làm tốt công tác trên thì thất thoát nước có thể giảm được trừ trường hợp thất thoát nước không tránh được
Thực hiện hệ thống SCADA là kiểm soát, điều hòa áp lực, lưu lượng mạng lưới và điều chỉnh chế độ chạy bơm tại các trạm cấp nước nhất là bơm biến tần của trạm bơm cấp II
Tiến hành phân vùng tách mạng hệ thống cấp nước, kiểm soát lượng nước thất thoát theo vùng, theo khu vực
Hệ thống lại mạng lưới theo cấp đường ống, Cải tạo, thay thế, nâng cấp đường ống cho phù hợp với nhu cầu cấp nước, Phân quyền quản lý cho từng khu vực nhỏ, kiểm soát nước thất thoát theo vùng, theo khu vực, xác định tỷ lệ thất thoát nhanh, chính xác
Để thực hiện được việc phân vùng tách mạng cần phải thực hiện các bước sau:
Thứ nhất là lập kế hoạch chung – cần thiết lập hệ thống máy tính và các phần mềm ứng dụng, nghiên cứu bản vẽ mạng lưới cấp nước hiện trạng, thống kê số liệu đấu nối khách hàng của vùng, khu vực và xác định nội dung công việc chính dự kiến thời gian thực hiện, phân công trách nhiệm công việc, cuối cùng là lập khái toán kinh phí
Thứ hai triển khai thực hiện – tiến hành lập kế hoạch chi tiết, phân tích, đánh giá tình trạng mạng lưới đường ống, hệ thống van khóa và các thiết bị khác; Chạy thủy lực hệ thống hiện trạng (phần mềm epanet); thực hiện phân vùng tách mạng cho mạng lưới đường ống; kiểm tra thủy lực theo hệ thống phân vùng và khu vực; đánh giá kết quả và lập hồ sơ thiết kế thi công
Thực hiện phương pháp vừa trình bày có những thuận lợi là có sẵn nguồn kinh phí để thực hiện (mua sắm thiết bị, triển khai các vùng thí điểm), được làm việc cùng các chuyên gia về quản lý mạng lưới (Dự án hổ trợ kỹ thuật USP), sự hổ trợ rất lớn từ ban lãnh đạo đơn vị.
Song cũng gặp không ít khó khăn là mạng lưới cấp nước phức tạp, đầu nối chồng chéo, nhiều chủng loại vật tư; việc cập nhật mạng lưới đường ống chưa được đầy đủ; các thủ tục liên quan đến các đơn vị khác còn khó khăn (xin phép đào đường, đào mương đặt ống gây nên tiến độ thực hiện chậm)
Mong rằng với những biện pháp vừa nêu trên có thể hạ thấp tỷ lệ thất thoát nước ở Việt Nam nói chung và các tỉnh đồng bằng sông Cửu long nói riêng nhằm kéo giảm tỷ lệ thất thoát nước, kéo theo không phải tăng giá nước ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng, phục vụ tốt cộng đồng và khu dân cư , xây dựng thành công chiến lược cấp nước cho người dân đến năm 2020 ./.
14/06/2023 1990 lượt xem quantri

Có thể bạn quan tâm