Dùng smartphone điều khiển robot phân loại rác thải

08/06/2023 334 lượt xem quantri

Phân loại rác thải không phải là một công việc dễ dàng bởi chúng thường khá nhớp nháp và có mùi khó chịu. Chính vì vậy mà công ty Jodone muốn biến công việc này trở thành một trò chơi giữa con người và robot.

Theo dự án thí điểm của Jodone tại cơ sở biến đổi chất thải thành năng lượng Pope Douglas ở Alexandria, Bang Minnesota (Mỹ) thì con người có thể điều khiển máy móc thông qua phần mềm nhằm giám sát chất thải di chuyển dọc theo dây chuyền sản xuất. Sử dụng màn hình cảm ứng, người lao động sẽ chọn các vật liệu có thể tái chế và sau đó phân loại chúng như giấy, nhựa, thiếc… Những mệnh lệnh này sẽ được gửi tới các cánh tay robot để lấy và thả các vật liệu tái chế vào đúng thùng chứa của từng loại. Công nhân nào có thể phân loại và tận dụng vật liệu tái chế trên mức trung bình sẽ được thêm thu nhập.

Theo Cole Parker, đồng sáng lập và CEO của Jodone thì “con người thích thú với việc giải các câu đố và thích được thử thách về tinh thần.” Bằng cách giới thiệu công việc này như một trò chơi và cung cấp tiền thưởng, Parker tin rằng, ông có thể làm cho nó trở nên thú vị hơn với người lao động, và kết qủa là làm cho các hoạt động này mang lại lợi nhuận hơn.

Theo Techinsider, Jodone ước tính rằng hệ thống của mình – kết hợp phần mềm với các robot công nghiệp sẽ tạo ra 24 triệu USD doanh thu bổ sung cho các thiết bị xử lý chất thải. Trong điều kiện phòng thí nghiệm, Parker cho biết, tỷ lệ phân loại rác của họ cao hơn 8 lần so với một người làm việc thông thường, với độ chính xác lên tới 95%. Dự án này sẽ là lần đầu tiên các phần mềm được thử nghiệm bên ngoài phòng thí nghiệm.

Chúng tôi hiểu robot rất giỏi trong lao động chân tay, đặc biệt là thực hiện một việc hàng triệu lần liên tục. Tuy nhiên, con người lại giỏi hơn trong việc giải quyết vấn đề, phân loại, xác định và xử lý những vấn đề có thể xảy ra,” Parker giải thích.

Phần mềm sử dụng màn hình cảm ứng này được lấy cảm hứng từ trò chơi Fruit Ninja. Còn trong dự án trên, người sử dụng lựa chọn các vật dụng có thể tái chế bằng tay phải và sau đó phân loại rác với tay trái. Các nhà phát triển cũng đang nghiên cứu một hệ thống sử dụng thông tin từ các lần di chuyển tay. Phần mềm có thể đánh dấu các mục nó tin rằng nên được tái chế và chờ sự chấp thuận của con người.

Michael Rivera, nhà đồng sáng lập và CEO tại Jodone, ước tính rằng hệ thống này sẽ mang lại giá trị 150 USD trên mỗi tấn chất thải tái chế được. “Điều quan trọng là nó đạt được mức giá thấp hơn so với chi phí chôn lấp rác thải”, Harri Holopainen, người đứng đầu bộ phận công nghệ tại ZenRobotics cho biết.

Công ty có trụ sở tại Helsinki (Phần Lan) này là nơi đi đầu trong hệ thống robot tái chế. Hiện tại công ty cũng đang bán hệ thống của mình cho các cơ sở xử lý chất thải trên toàn thế giới. Tuy nhiên, công nghệ của ZenRobotics khác với Jodone ở hai điểm: ZenRobotics dựa hoàn toàn vào phần mềm và các cảm biến để xác định vật liệu có thể tái chế, và công ty tập trung vào chất thải xây dựng.

Holopainen cho biết ông có niềm tin vững chắc chắc đối với việc ứng dụng thành phần của game vào các lĩnh vực khác. Nhưng ông không chắc rằng hệ thống của Jodone đủ rẻ để áp dụng rộng rãi nếu nó tiếp tục phải dựa một phần vào lao động của con người và liên quan đến chất thải đô thị.

Hơn nữa, Holopainen cho biết, cảm biến và phần mềm hiện đại có thể làm tốt công việc như con người. Trong khi đó, Scott Cassel, CEO và người sáng lập Product Stewardship Institute cho biết công nghệ của Jodone có thể hữu ích, nhưng ông nghi ngờ khả năng mang lại lợi nhuận của nó. Hơn nữa, ông cũng không chắc chắn mọi người sẽ ủng hộ một hệ thống như vậy cho rác thải đô thị. Ông chỉ ra rằng đã có quyết định dừng xây dựng cơ sở tái chế phế liệu hỗn hợp thành cơ sở cho chất thải đô thị ở Indianapolis. Cassel nói rằng quyết định này đã được thực hiện một phần vì nhà chức trách cho rằng số tiền dành cho các cơ sở này nên được dùng để chi cho các chương trình giáo dục khuyến khích mọi người tái chế rác tại nhà.

Nông Thanh Huyền
(Theo vnreview.vn)

08/06/2023 334 lượt xem quantri

Có thể bạn quan tâm