Nghiên cứu hình thức hợp tác công tư (PPP) cho các dự án quản lý phân bùn

26/07/2023 128 lượt xem quantri

Đầu tư theo hình thức công – tư (Public Private Partnership – PPP) là hình thức mà Nhà nước và Nhà đầu tư cùng phối hợp thực hiện các dự án phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công trên cơ sở Hợp đồng dự án. Trong quan hệ hợp tác PPP, có sự phân định hợp lý vai trò và chia sẻ công bằng, trách nhiệm, chi phí và rủi ro giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân.

Đầu tư theo hình thức công – tư (Public Private Partnership – PPP) là hình thức mà Nhà nước và Nhà đầu tư cùng phối hợp thực hiện các dự án phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công trên cơ sở Hợp đồng dự án. Trong quan hệ hợp tác PPP, có sự phân định hợp lý vai trò và chia sẻ công bằng, trách nhiệm, chi phí và rủi ro giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân. Trong thời gian qua, nhằm hỗ trợ và khuyến khích hình thức đầu tư PPP, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định 71/2010/QĐ-TTg ngày 09/11/2010 về việc ban hành Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức Hợp tác công tư. Quy chế đã hướng dẫn những thông tin và quy trình cơ bản cho việc đầu tư một dự án theo hình thức PPP.

Hiện nay, thành phố Đà Nẵng đang áp dụng mô hình PPP đối với một số dự án. Dự án xử lý phân bùn bể phốt là một trong những dự án được Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) hỗ trợ kỹ thuật để xây dựng phương án kinh doanh sơ bộ theo hình thức PPP. Mục tiêu của dự án là lựa chọn nhà đầu tư tư nhân thông qua hình thức đấu thầu để xây dựng và vận hành hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý phân bùn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Dự kiến với khoảng 160.000 hộ dân có bể phốt tại TP. Đà Nẵng, nhà máy xử lý phân bùn bể phốt sẽ được thiết kế với công suất 250m3/ngày, thời gian thực hiện dự án trong vòng 5-7 năm.

Để tham dò ý kiến về tính khả thi của dự án,  ngày 26/3/2013, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) tổ chức buổi thảo luận với cơ quan, đơn vị có liên quan và các doanh nghiệp về các vấn đề liên quan đến dự án.

Tại cuộc họp có sự tham gia của IFC, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường, Công ty URENCO Đà Nẵng, Công ty Cấp nước Đà Nẵng… và các doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Dự án đã nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp, thể hiện sự quan tâm của chính quyền thành phố trong công tác bảo vệ môi trường. Buổi thảo luận đã đưa ra nhiều phương án, cách thức để thực hiện dự án, cụ thể về vấn đề phân chia rủi ro giữa khu vực nhà nước và tư nhân, về cơ chế thu phí, quy trình thực hiện dự án…

IFC sẽ tổng hợp các ý kiến trên và hoàn thiện phương án kinh doanh để trình UBND thành phố Đà Nẵng xem xét đồng ý, làm cơ sở để tiếp tục triển khai các bước tiếp theo của dự án theo hình thức PPP.

Nguyễn Thị Thu Hồng

26/07/2023 128 lượt xem quantri